1. Máy giặt kiểu cũ
Máy giặt là một trong những thiết bị có độ bền cao và tuổi thọ sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, không có gì lạ khi một gia đình sử dụng chiếc máy giặt đã có tuổi đời lên đến 5 hoặc 10 năm.
Nhà tôi cũng có một chiếc máy giặt "cổ lỗ sĩ" như vậy. Mặc dù nó vẫn hoạt động khá ổn, nhưng tôi đã quyết định thay mới. Bởi tôi nhận ra rằng, việc cố chấp sử dụng những chiếc máy giặt đời quá cũ có thể không còn đạt hiệu quả tối ưu như lúc ban đầu. Dù còn hoạt động, nhưng khả năng tiết kiệm năng lượng và nước của những chiếc máy giặt này thường không tốt bằng các mẫu máy mới, điều này có thể gây lãng phí tài nguyên.
Thêm vào đó, máy giặt đời cũ dễ gặp phải tình trạng hư hỏng vặt, tốn chi phí sửa chữa và không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của gia đình.
2. Thiết bị gia dụng từ các thương hiệu "không tên tuổi"
Ngày nay, thị trường đồ gia dụng tràn ngập các thương hiệu giá rẻ, với mẫu mã đẹp mắt và nhiều lời mời gọi hấp dẫn. Thật dễ dàng để bị cuốn theo những quảng cáo này, khi thấy giá cả phải chăng và sản phẩm có vẻ phù hợp với nhu cầu. Hiển nhiên, tôi cũng từng là "nạn nhân" của thói quen mua sắm "vô tổ chức", nghĩ rằng giá rẻ sẽ không làm ví tiền của tôi tốn kém quá nhiều.
Sau một thời gian sử dụng những sản phẩm này, tôi nhận ra mình gặp phải những vấn đề đáng lo ngại, từ chập điện, rò rỉ cho đến những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Đó là lúc tôi biết rằng, sự tiết kiệm ban đầu thực tế lại dẫn đến những phiền phức không đáng có.
Vậy nên, tôi chọn cách loại bỏ những sản phẩm "vô danh" kém chất lượng và bắt đầu đầu tư vào những món đồ đến từ các thương hiệu uy tín. Dù giá cả có thể cao hơn một chút, nhưng tôi có thể an tâm về chất lượng và độ bền lâu dài của sản phẩm.
3. Bình nóng lạnh đã dùng hơn 10 năm
Bình nóng lạnh thường có tuổi thọ trung bình khoảng 8 năm. Sau thời gian này, hiệu suất làm nóng nước sẽ dần suy giảm. Bình cũ sẽ cần nhiều năng lượng hơn để làm nóng nước, và thời gian chờ đợi cũng dài hơn. So với các mẫu bình nóng lạnh mới, thiết bị cũ tiêu tốn năng lượng nhiều hơn, kém hiệu quả và có thể gặp phải các sự cố như rò rỉ điện hay hỏng hóc các bộ phận quan trọng.
Bên cạnh đó, các bộ phận bên trong bình, như thanh đốt và bình chứa, cũng có thể bị xuống cấp theo thời gian, gây ra nguy cơ hư hỏng hoặc thậm chí sự cố nguy hiểm. Dù bình nóng lạnh nhà tôi vẫn hoạt động bình thường, nhưng nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn, tôi quyết định thay mới thiết bị này để đảm bảo an toàn, tiết kiệm năng lượng và hiệu quả sử dụng lâu dài.
Nguồn: Toutiao