Ông Trương năm nay 44 tuổi, sinh sống tại quận Hòa Bình, thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc.
10 năm trước, khi mới kết hôn, ông Trương được vợ yêu cầu đưa tiền lương cho bà giữ và chỉ nhận lại một chút tiền tiêu vặt mỗi tháng. Mới đầu, ông Trương không đồng ý nhưng vợ ông thuyết phục bằng được khiến ông đành nhượng bộ, giao nộp thẻ nhận lương của mình cho bà.
Ảnh minh họa.
Công việc của ông Trương khá ổn định, mỗi tháng thu nhập đều rơi vào khoảng 6000 tệ (hơn 21 triệu đồng), vợ ông cũng kiếm được 3000 tệ, đủ đề vun vén cho gia đình nhỏ của hai người. Mỗi tháng một lần, tiền được gửi vào trong thẻ xong, vợ ông sẽ đưa lại cho ông 500 tệ để chi tiêu.
Mãi cho đến năm 2016, trong một lần tình cờ hỏi vợ hiện tại trong nhà để dành được bao nhiêu, ông mới vỡ lẽ, suốt 10 năm trời, họ chỉ để ra chưa tới 3000 tệ (10 triệu đồng) dù đã tính đủ thu nhập của 2 vợ chồng. Đáng lý ra, gia đình ông ít nhất phải để ra được hơn 100 nghìn tệ (350 triệu đồng).
Trước cơn giận của chồng, vợ ông Trương giải thích: hầu hết số tiền đều được dùng để trả chi phí học tập cho con cái và sinh hoạt hàng ngày.
Ảnh minh họa.
Càng giải thích, ông Trương càng bất mãn. Lâu dần, hai vợ chồng sinh ra xích mích, cãi vã thường xuyên, không thể hàn gắn. Cho đến tháng 5/2017, ông Trương quyết định đề nghị ly hôn. Thông qua tòa án phân chia tài sản, ông Trương mới phát hiện, mỗi lần vợ ông đều rút từ 10 nghìn đến 50 nghìn tệ để làm đẹp.
Cuối cùng, tòa án tuyên bố chấp nhận cho 2 vợ chồng ly hôn.