Tiết kiệm được gần 1 nửa tiền lương, bảng chi tiêu của cô gái 22 tuổi khiến ai xem cũng phải tấm tắc khen

Ngọc Linh, Theo Đời sống pháp luật 08:06 30/12/2024
Chia sẻ

Cô bạn này quản lý chi tiêu đâu ra đấy thật, không nể không được!

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm quản lý tài chính, tâm sự của một cô gái 22 tuổi khiến ai ngang qua cũng phải để lại lời khen, vì cô phân bổ chi tiêu quá khéo. 

Tiết kiệm được gần 1 nửa tiền lương, bảng chi tiêu của cô gái 22 tuổi khiến ai xem cũng phải tấm tắc khen- Ảnh 1.

Nguyên văn chia sẻ của cô gái 22 tuổi

Có thể thấy, cô gái này không chỉ tự lo được cho bản thân, mà còn hỗ trợ bố mẹ tiền ăn học cho em, đồng thời, duy trì được khoản tiền tiết kiệm 3,5 - 4,5 triệu đồng mỗi tháng. Nhìn cách cô phân bổ chi tiêu và so sánh với tổng thu nhập, đúng là không nể không được.

Nhiều người đồng tình rằng còn trẻ mà đã có ý thức tiết kiệm thế này, tương lai kiểu gì cũng ổn định.

Tiết kiệm được gần 1 nửa tiền lương, bảng chi tiêu của cô gái 22 tuổi khiến ai xem cũng phải tấm tắc khen- Ảnh 2.

Ai cũng phải khen cách phân bổ chi tiêu của cô gái 22 tuổi

Bắt đầu lên kế hoạch, phân bổ chi tiêu - tiết kiệm sao cho hợp lý?

Nếu vẫn còn cảm thấy băn khoăn, không biết phân bổ chi tiêu thế nào cho hợp lý để cuộc sống vừa đủ đầy, thoải mái mà vẫn có tiền tiết kiệm, bạn có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây.

1 - Phân bổ chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ

Đây là công thức được tạo ra bởi T. Harv Eker - Tác giả của 2 cuốn sách bán Bí mật tư duy triệu phú (Secret of Millionaire Mind) và Làm giàu nhanh (Speed Wealth).

Theo Harv Eker, bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp 6 chiếc lọ để duy trì thói quen tiết kiệm, đồng thời có một lối sống cân bằng (không hưởng thụ quá mức nhưng cũng không phải sống quá khổ, quá tằn tiện).

Tiết kiệm được gần 1 nửa tiền lương, bảng chi tiêu của cô gái 22 tuổi khiến ai xem cũng phải tấm tắc khen- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Harv Eker khuyên bạn nên chia thu nhập hàng tháng thành 6 chiếc lọ, tương đương với 6 khoản quỹ chi tiêu:

1. 55% thu nhập cho Quỹ nhu cầu thiết yếu: Chi phí sinh hoạt, ăn uống, di chuyển,...

2. 10% thu nhập cho Quỹ giáo dục: Mua sách, đăng ký tham gia các khóa học cải thiện kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực nghề nghiệp bạn đang theo đuổi.

3. 10% thu nhập cho Quỹ trải nghiệm: Mua các sản phẩm chăm sóc bản thân hoặc mua trải nghiệm mới (đi du lịch, dùng bữa tại các nhà hàng sang trọng,...)

4. 10% thu nhập cho Quỹ tự do tài chính: Hay còn có tên gọi khác dễ hiểu hơn chính là quỹ hưu trí - khoản tiền giúp bạn sống thảnh thơi, an tâm lúc về già.

5. 10% thu nhập cho Quỹ tiết kiệm dài hạn: Khác với quỹ tự do tài chính, quỹ tiết kiệm dài hạn là khoản tiền phục vụ cho các nhu cầu lớn trong cuộc sống của mỗi cá nhân như mua nhà, mua xe, kết hôn,...

6. 5% thu nhập cho Quỹ giúp đỡ người khác: Đây là khoản quỹ để bạn đi làm từ thiện, giúp đỡ người thân, bạn bè…

Harv Eker khuyên mọi người nên lập 6 tài khoản ngân hàng khác nhau tương đương với 6 chiếc lọ trên và chia thu nhập vào từng tài khoản vào ngày đầu mỗi tháng, để tránh việc khoản quỹ này "lẹm" vào khoản quỹ kia.

Trong trường hợp bạn chưa đủ tự tin để duy trì các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống (chi phí thuê nhà, ăn uống, đi lại), Harv Eker khuyên bạn có thể cân nhắc dồn 5% thu nhập cho Quỹ giúp đỡ người khác vào Quỹ nhu cầu thiết yếu. Ông cũng nhấn mạnh rằng để duy trì thói quen tiết kiệm và có một lối sống cân bằng, khoản Quỹ giúp đỡ người khác là đầu mục duy nhất mà bạn nên cắt bỏ trong thời gian ngắn hạn.

2 - Đừng đợi lương cao mới tiết kiệm

Lương bao nhiêu là cao? - Chắc chắn chẳng ai có thể đưa ra một con số cụ thể, đúng với tất cả, vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau.

Chưa kể, cũng không có gì đảm bảo thu nhập tăng mà mức chi tiêu không tăng. Thế nên, dẹp ngay cái suy nghĩ “đợi lương cao rồi tiết kiệm” đi! Lương thấp thì tiết kiệm ít, từng chút, từng chút một. Trước tiên là để hình thành thói quen tiết kiệm rồi sau đó mới bàn tới con số.

Yếu tố quan trọng nhất, quyết định bạn có tiết kiệm thành công hay không, chính là tính bền bỉ. Mỗi ngày tiết kiệm 30k mà duy trì được liên tục trong 365 ngày vẫn tốt hơn là hôm nay tiết kiệm hẳn 500k, rồi mai thấy oải quá nên “tiêu bù” và chẳng thèm tiết kiệm nữa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày