Trong cuộc sống hàng ngày, cũng có những thời điểm bạn ngủ đến nửa đêm thì đột nhiên thức dậy, không phải là do cơn ác mộng, cũng không phải muốn đi tiểu. Rõ ràng là sau một ngày làm việc, tinh thần và cơ thể rất mệt mỏi, nhưng sau khi tỉnh giấc lại trằn trọc khó ngủ, tình hình này làm cho nhiều người rất khó chịu.
1. Nóng gan
Nếu gan bị nóng, một người sẽ dễ dàng bị tỉnh giấc vào lúc 1-3 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để chuyển hóa gan. Sau một ngày "làm việc chăm chỉ", vào ban đêm, gan có thể được nghỉ ngơi và điều chỉnh nhưng gan bị quá "nóng" sẽ dễ dàng khiến cho việc chuyển hóa không được suôn sẻ, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các kinh tuyến gan, dẫn đến tỉnh giấc.
2. Khí phổi không đủ
3-5 giờ sáng cũng là khoảng thời gian chức năng phổi hoạt động mạnh nhất, nhưng nếu thường xuyên tỉnh táo vào thời điểm này, như vậy cũng chứng tỏ là do phổi bị nóng, khí phổi không đủ. Một khi khí phổi không đủ cũng dễ làm cho da khô, lỗ chân lông thô to, tức ngực khó thở, ho kéo dài, cảm lạnh... Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này bạn phải đi khám kịp thời.
3. Bị trầm cảm
Trầm cảm không còn là bệnh đặc biệt xa lạ với chúng ta. Trên thực tế, đối với bệnh nhân trầm cảm, vào khoảng 3 giờ sáng cũng rất khó ngủ. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh nhân trầm cảm bởi họ thường có cảm xúc tiêu cực rất cao, chủ yếu là cảm xúc bi quan, thường càng nghĩ bộ não càng phấn khích, tâm trạng càng buồn. Có thể nói họ cũng không dễ dàng kiểm soát suy nghĩ của mình, vì vậy, rất khó để có một giấc ngủ ngon lành đến sáng.
4. Rối loạn nội tiết
Tuổi tác tăng lên, con người từ từ bước vào thời kỳ mãn kinh. Sang khoảng thời gian này, các chức năng khác nhau của cơ thể sẽ dần giảm, đặc biệt là dễ bị rối loạn nội tiết. Nội tiết chịu trách nhiệm cho hoạt động bình thường của chức năng thần kinh, lúc này một khi bị ảnh hưởng cũng dễ dàng làm cho một người tỉnh táo vào giữa đêm và khó ngủ trong một thời gian dài.
Bản thân việc thức giấc vào ban đêm không phải là vấn đề quá lớn nếu như sau đó bạn dễ dàng trở lại giấc ngủ. Còn trong trường hợp thức giấc và tỉnh táo lúc đêm khuya thì lại là việc đáng lo ngại.
"Nếu bạn thức dậy và bắt đầu cảm thấy lo lắng, lo âu hoặc thất vọng, bạn có thể kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm. Khi điều này xảy ra, não của bạn chuyển từ chế độ ngủ sang chế độ thức. Tâm trí của bạn bắt đầu chạy đua, nhịp tim và huyết áp của bạn tăng lên. Điều đó khiến việc ngủ trở lại khó khăn hơn nhiều", nhà tâm lý học, tiến sĩ, chuyên gia giấc ngủ Alexa Kane tại bệnh viện Cleveland (Hoa Kỳ) chia sẻ trên trang Health.com.
Tiến sĩ Kane cũng cho biết thêm, phản ứng căng thẳng này có thể dẫn đến mất ngủ, rối loạn giấc ngủ toàn diện. Thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh việc đánh thức bạn dậy, chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gián đoạn nhịp tim, làm giảm lưu lượng ôxy đến cơ thể. Trong trường hợp này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
1. Tập thể dục thích hợp, thư giãn tâm trạng
Trong thực tế, tập thể dục thích hợp làm cho tâm trạng của chúng ta hạnh phúc hơn. Điều này là do trong quá trình tập thể dục sẽ giải phóng một số lượng lớn những cảm xúc tiêu cực, do đó làm cho cơ thể và tâm trí thoải mái.
Trong cuộc sống bình thường, nếu có hiện tượng mất ngủ, sau bữa ăn tối nên đi bộ thích hợp hoặc chạy tập thể dục. Sau khi được vận động, cơ thể sẽ chuyển hóa một lượng lớn mồ hôi, đồng thời cũng sẽ loại bỏ một số cảm xúc tiêu cực, dễ dàng hơn để giúp bạn ngủ ngon hơn.
2. Uống nhiều nước
Trong cuộc sống, hầu hết mọi người điều trị chứng mất ngủ sẽ dựa vào thuốc, nhưng bất kì loại thuốc nào cũng có những tác dụng phụ nhất định, vì vậy bác sĩ tâm thần khuyên bạn nên dùng thuốc càng ít càng tốt.
Theo ghi chép trong "Kim thiếu yếu lược" của danh y Trương Trọng Cảnh (Trung Quốc), kết hợp các nguyên liệu như táo chua, bách hợp, dâu tằm, hạt sen, quả, có thể bổ sung khí huyết hiệu quả, điều trị nội tạng, có tác dụng chữa bệnh nhất định trong việc giảm bớt triệu chứng mất ngủ.
Theo Aboluowang, Health