Thu nhập 1 năm lên đến 1,5 tỷ nhưng chàng trai này chưa từng mua bộ đồ nào hơn 1,5 triệu: Tiết kiệm là đỉnh cao của sự kỷ luật hay là tằn tiện thái quá?

Trần Anh, Theo TTVH 14:09 05/11/2022

Thu nhập 10 phần nhưng chỉ tiêu 1 phần là tiết kiệm hay tằn tiện?

Hiện nay không thiếu những người trẻ phung phí tiền cho những thứ không cần thiết, thậm chí là cầm cố nhà và xe để mua sắm, ít ai có được ý thức quản lý tài chính, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho tương lai. Thế nhưng liệu thu nhập 10 phần nhưng chỉ tiêu 1 phần thì có quá tằn tiện hay không?

Sẽ không sao nếu mọi thứ đều diễn ra theo như dự tính, bạn có thể vay ngân hàng để mua 1 chiếc điện thoại và trả góp hằng tháng bằng tiền lương công sở của mình. Nhưng nếu lỡ như có điều gì đó ngoài ý muốn xảy ra, tiền lương bị trễ, mất việc đột xuất thì bạn sẽ thấy không có tiền tiết kiệm khổ sở đến cỡ nào.

Không ai trong chúng ta có thể đoán biết 100% rủi ro khi nào đến, vậy nên người có tiền nghĩa là người có khả năng đối đầu với rủi ro. Bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền, khả năng chống lại rủi ro của bạn càng cao, sự sẵn sàng khám phá thế giới của bạn càng nhiều, thái độ tích cực, sự điềm tĩnh và khả năng nhận định giá trị của bản thân cũng sẽ mạnh hơn.

Thu nhập 1 năm lên đến 1,5 tỷ nhưng chàng trai này chưa từng mua bộ đồ nào hơn 1,5 triệu: Tiết kiệm là đỉnh cao của sự kỷ luật hay là tằn tiện thái quá? - Ảnh 1.

Người có tiền nghĩa là người có khả năng đối đầu với rủi ro và ngược lại. Ảnh: Sohu

Vì vậy, tôi khuyên mọi người nên tạo cho mình một khoản tiết kiệm, có tiền dư thì tầm nhìn của bạn cũng sẽ rộng hơn, có thể dẫn tư duy của bạn vươn xa hơn các chủ đề cơm áo gạo tiền, khám phá giới hạn của bản thân, cuối cùng còn có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển sự nghiệp.

Có người hỏi: "Khi còn trẻ, nên tiết kiệm tiền hay đầu tư vào bản thân?"

Trên thực tế, tôi nghĩ tiết kiệm là khoản đầu tư tốt nhất mà bạn có thể làm cho bản thân mình. Không có sự khác biệt quá lớn giữa tiền tiết kiệm và đầu tư. Nói một cách đơn giản, đầu tư vào bản thân sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn, nhưng tiền đề của việc đầu tư phải là tiết kiệm.

Khi bạn có một khoản tiền tiết kiệm, bạn sẽ đầu tư cho tương lai được tốt hơn, khoản tiết kiệm đó cũng sẽ ngày càng nở ra, khi đó cuộc sống của bạn sẽ thuận buồm xuôi gió hơn, bạn có nhà, xe, thời gian rảnh còn có thể dùng để theo đuổi sở thích cá nhân, đó gọi là cuộc sống. Thêm nữa, dù cho phong ba bão táp có đột nhiên ập đến thì cũng không thể quật ngã được một người đã có sự chuẩn bị trước như bạn.

Ngược lại, nếu bạn chỉ sống theo cách chi tiêu mù quáng, không ý thức quản lý tài chính, không tiền tiết kiệm, không nói đến hằng ngày bạn phải lo vắt óc tìm cách kiếm tiền cứu đói, chỉ tính đến những rủi ro đột xuất thôi thì bạn cũng đã khó lòng trụ vững rồi, mỗi ngày đều mệt mỏi như vậy, đó căn bản không phải là sống. Đó chỉ là vật lộn để "tồn tại" mà thôi.

Tôi từng có cơ hội được làm việc với một đối tác trẻ tuổi, sau một thời gian quen thân, tôi vô tình được anh ấy tiết lộ rằng anh chưa từng mua bộ đồ nào quá 1,5 triệu, mặc dù thu nhập hằng năm của anh lên đến 1,5 tỷ. Anh chia sẻ, tuy không tiêu quá nhiều tiền cho ăn mặc nhưng anh cũng không để bản thân quá lôi thôi trong mắt người khác. Mỗi một xu bạn bỏ ra là một phiếu bầu cho thế giới mà bạn mong muốn. Bạn tiêu tiền của bạn cho điều gì thì thế giới của bạn cũng sẽ dần dần biến thành thứ đó. Không phải là anh keo kiệt, chỉ là anh tiết kiệm tiền cho những điều quan trọng hơn đối với anh mà thôi.

Những điều bạn cần biết về tiết kiệm tiền

1. Tiết kiệm tiền, nên bắt đầu càng sớm càng tốt

Tiết kiệm là việc làm lâu dài, không phải một sớm một chiều, vừa bắt đầu liền kết thúc. Có nhiều người thường viện cớ đợi khi nào giàu rồi mới tiết kiệm, nhưng định nghĩa "giàu" của bạn là như thế nào? Giàu cỡ Bill Gates? Hay Elon Musk? Khi nào chứ? Thay vì chờ đợi chi bằng hãy bắt đầu ngay bây giờ!

Thu nhập 1 năm lên đến 1,5 tỷ nhưng chàng trai này chưa từng mua bộ đồ nào hơn 1,5 triệu: Tiết kiệm là đỉnh cao của sự kỷ luật hay là tằn tiện thái quá? - Ảnh 2.

Nên tiết kiệm càng sớm càng tốt - Ảnh: Sohu

2. Tiết kiệm ít thì kiếm được ít, tiết kiệm nhiều thì kiếm được nhiều

Hãy dành ít nhất 10% thu nhập của bạn mỗi tháng như một khoản dự phòng khẩn cấp khi bạn không có tiền. Mười năm kể từ bây giờ, bạn sẽ thấy mình có rất nhiều tiền, thậm chí còn có thể mua thêm 1 căn nhà, hoặc đầu tư kinh doanh 1 dự án đấy.

3. Những người biết tiết kiệm tiền là những bậc thầy

Bởi vì họ không phải là người thích hưởng thụ nhất thời, điều họ nhắm tới là thành quả lâu dài. Vì vậy, tôi muốn hỏi bạn một câu, bạn muốn được vui trong chốc lát hay là giành chiến thắng cả đời?

Tất nhiên, không có cái gì là đúng hay sai tuyệt đối, chúng ta không ai là có quyền ép bức ai, tất cả đều phải do tự bạn chọn lấy.

4. Bạn không thể giàu có chỉ nhờ vào kiếm tiền

Bạn muốn kiếm tiền và làm giàu, vâng, điều đó là đúng. Nhưng chắc chưa có ai nói với bạn rằng bạn không thể giàu lên nếu chỉ nhờ vào kiếm tiền, đúng không? Bạn buộc phải biết tiết kiệm tiền để làm giàu.

Người Do Thái có câu: "Bạn không thể chỉ dựa vào tiết kiệm để làm giàu." Hoàn toàn chính xác, bạn không thể chỉ phiến diện, quá thiên về một bên nào, nếu muốn làm giàu, bạn cần phải vừa biết tiết kiệm, vừa biết kiếm tiền.

5. Đừng vay tiền nếu bạn không cần thiết

Nếu tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện ra những năm gần đây, có rất nhiều công ty, ngân hàng đứng ra lôi kéo bạn vay tiền của họ, họ không làm vậy vì 0% lãi suất, vậy nếu họ có lãi suất, nghĩa là người chịu lỗ chính là bạn.