Hạt dẻ ít được quan tâm hơn so với các loại hạt khác như hạt óc chó, hạt bí, hạt hướng dương... Xong thực tế chúng lại được mệnh danh là "vua của các loại quả khô" vì không chỉ rất thơm ngon mà còn chứa lượng dinh dưỡng rất lớn.
Trong cuốn "Dược liệu bản thảo" có ghi, hạt dẻ có vị ngọt tính ấm, có thể vào tỳ, vị và kinh mạch thận, trợ giúp quá trình chuyển hóa chất béo, đồng thời có công năng dưỡng khí, kiện tỳ ích vị, bồi bổ cơ thể, đặc biệt là đường tiêu hóa.
Còn theo Đông y Việt Nam, loại hạt này có thể nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư… Đây là một vị thuốc quý trong Đông y, là thực phẩm vàng nếu được sử dụng đúng cách.
Theo trang Healthifyme, trong100 gram hạt dẻ chứa 245 calo; 3,2g đạm; 53g carbohydrate; 2,2g chất béo; 5,1g chất xơ. Hạt dẻ cũng bao gồm một lượng lớn vitamin C, B5 và B3, cùng với kali và magiê. Chúng có ít calo hơn các loại hạt khác do hàm lượng chất béo thấp. Chúng cũng chứa nhiều carbohydrate hơn các loại hạt khác.
Thạc sĩ dinh dưỡng người Trung Quốc tên là Xu Minjie cho hay, hạt dẻ có chứa nhiều vitamin C có tác dụng phòng ngừa và trị bệnh loãng xương, gân cốt đau nhức, chứng mệt mỏi. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng không nhỏ trong việc phòng chống lão hóa.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy hạt dẻ có chứa flavonoid và axit polyphenolic, có đặc tính chống ung thư và có thể bảo vệ chống lại các biến chứng tiểu đường. Hơn nữa, các chất chống oxy hóa có trong hạt dẻ, chẳng hạn như axit gallic và ellagic, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Chúng cũng làm tăng độ nhạy insulin. Nó làm cho các tế bào dễ tiếp nhận insulin hơn.
Hơn nữa, hạt dẻ còn giàu chất xơ. Theo các nghiên cứu, chế độ ăn giàu chất xơ có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp các hormone ức chế sự thèm ăn. Những hormone này bao gồm peptide, peptide giống glucagon-1 ( GLP -1) và hormone đói ghrelin. Do đó, phụ nữ ăn loại hạt này thực sự có tác dụng trong quá trình giảm cân.
Hạt dẻ còn tác động trực tiếp đến chức năng nhận thức và não bộ của chúng ta. Chúng chứa nhiều loại vitamin B, chẳng hạn như folate, thiamine và riboflavin, giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ, đồng thời tăng cường sự phát triển và hoạt động của não.
- Thạc sĩ dinh dưỡng Xu Minjie cho biết hạt dẻ có chứa hàm lượng carbohydrate và năng lượng cao. Ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Chính vì vậy bạn chỉ nên ăn hạt dẻ lượng vừa phải để tránh đầy bụng và tăng cân. Tốt nhất là nên ăn 50 - 70gr mỗi tuần.
- Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa kém không nên ăn nhiều hạt dẻ. Trẻ nhỏ có thể bị hóc khi ăn hạt dẻ vì vậy bố mẹ nên cẩn trọng. Ngoài ra cần tránh cho trẻ ăn quá nhiều kẻo bị khó tiêu.
- Vì năng lượng của hạt dẻ tương đối cao, người bị bệnh tiểu đường hạn chế đến mức thấp nhất, đặc biệt là không nên ăn hạt dẻ rang đường.
- Người bị bệnh dạ dày cũng cần phải hạn chế ăn hạt dẻ. Việc ăn quá mức sẽ làm sản sinh nhiều axit dạ dày, làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, từ đó dẫn đến xuất huyết dạ dày.
- Vì hạt dẻ chứa thành phần tinh bột là chủ yếu, ít chất xơ nên ăn nhiều có thể gây táo bón, người mắc chứng tiêu hóa cần cẩn trọng.