Thiếu vitamin D dễ bệnh, nhưng thừa vitamin D cũng gây ra tác hại không ngờ

Ngọc Xuân, Theo Helino 20:42 26/03/2019

Một nghiên cứu mới về tác dụng của vitamin D đã cho thấy thừa vitamin D có thể dẫn đến phản ứng chậm, tăng huyết áp...

Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng giúp xương và răng chắc khoẻ. Thiếu vitamin D, cơ thể chúng ta không thể hấp thu canxi - thành phần chính cấu tạo nên xương. Mặt khác, vitamin cũng có thể giúp ngăn chặn bệnh ung thư và tiểu đường. Cchúng ta có thể dễ dàng hấp thụ vitamin từ ánh nắng mặt trời, cũng có thể hấp thụ vitamin từ nhiều nguồn thực phẩm như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, sữa đậu nành, lòng trứng, nấm, yến mạch...

Thiếu vitamin D dễ bệnh, nhưng thừa vitamin D cũng gây ra tác hại không ngờ - Ảnh 1.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác hại khi thiếu hụt vitamin D, song bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu chỉ đến tác hại khi hấp thu dư thừa loại vitamin này.

Bao nhiêu vitamin D là đủ?

Theo trung tâm sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ, lượng vitamin D cần có mỗi ngày khác nhau theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng cần khoảng 400 IU (International unit - đơn vị đo lường quốc tế). Trẻ em từ 1 đến 18 tuổi cần 800 IU. Trên 18 tuổi đến 70, lượng vitamin D giảm xuống còn 600 IU. Người từ 70 tuổi trở lên lại cần khoảng 800 IU. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần 600 IU một ngày.

Thiếu vitamin D dễ bệnh, nhưng thừa vitamin D cũng gây ra tác hại không ngờ - Ảnh 2.

Trong khi việc hấp thu đầy đủ vitamin D là rất quan trọng, việc hấp thu quá liều có thể gây đến một số tác hại. 

Tác hại khi thừa vitamin D

Phản ứng chậm

Một nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Rutgers (Mỹ) đã cho thấy những người phụ nữ lớn tuổi mắc bệnh béo phì hay thừa cân thường hấp thụ gấp 3 lượng vitamin D cần có, những người này cũng mắc chứng phản ứng chậm.

Tăng huyết áp

Thiếu vitamin D dễ bệnh, nhưng thừa vitamin D cũng gây ra tác hại không ngờ - Ảnh 3.

Một nghiên cứu gần đây đã quan sát hơn 20.000 người trong khoảng thời gian 10 năm, đã xuất hiện tình huống "ngộ độc" vitamin D với lượng vitamin D so với thể tích cơ thể là 364 ng/ml. Một trong những dấu hiệu của việc thừa vitamin D hay ngộ độc vitamin D là huyết áp tăng cao. 

Ngoài ra, theo như một ghi chép Y Dược của Anh (The New England Journal of Medicine), đã có trường hợp một người phụ nữ uống thêm thực phẩm chức năng tăng cường vitamin D dù không thiếu, dẫn đến ngộ độc vitamin D. Người này đã phải nhập viện sau khi trải qua các triệu chứng mệt mỏi, mất trí nhớ, buồn nôn và nói chuyện khó khăn.

Đau bụng, tiêu chảy

Thiếu vitamin D dễ bệnh, nhưng thừa vitamin D cũng gây ra tác hại không ngờ - Ảnh 4.

Đau bụng và tiêu chảy là hai triệu chứng bệnh đường ruột thường gặp, tuy nhiên chúng cũng có thể là biểu hiện của ngộ độc vitamin D, khi lượng canxi trong máu tăng cao. Một nghiên cứu về trường hợp một bệnh nhân nam trẻ tuổi ăn thực phẩm chức năng tăng cường vitamin D quá liều, đã bị đau bụng và đầy hơi.

Một nghiên cứu khác về trường hợp một trẻ em dưới 18 tháng tuổi đã hấp thụ hơn 50,000 IU vitamin D3 trong 3 tháng, dẫn đến tiêu chảy, đau bụng và một số triệu chứng khác. Những hiệu ứng này đã ngừng ngay khi đứa trẻ ngừng uống vitamin D.

Buồn nôn, ngán ăn

Thiếu vitamin D dễ bệnh, nhưng thừa vitamin D cũng gây ra tác hại không ngờ - Ảnh 6.

Một nghiên cứu quan sát 10 bệnh nhân khác nhau bị tăng lượng canxi trong máu do thừa vitamin D đã phát hiện, 4 trong số đó có cảm giác buồn nôn, ba trong số đó trải qua cảm giác ngán ăn, không có khẩu vị. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã thấy được phản ứng tương tự với việc thừa vitamin D. 

Trung tâm sức khoẻ Quốc gia Hoa Kỳ đã ghi lại một trường hợp người phụ nữ bị sụt cân, biếng ăn và thường xuyên cảm giác buồn nôn sau khi bắt đầu uống thực phẩm chức năng tăng cường vitamin D mỗi ngày.

Lời khuyên:

Không nên tự ý sử dụng các thực phẩm chức năng tăng cường vitamin mà chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ về liều lượng vitamin D mà mình cần mỗi ngày. Thay vào đó, hãy cố hấp thụ vitamin bằng những cách tự nhiên như ăn uống điều độ các loại thực phẩm giàu vitamin như cá hồi, cá mòi, đậu phụ, sữa đậu nành... hoặc tăng thời gian hoạt động ngoài trời.

Nguồn: Healthline, Medical News Today...