Cách đây ít phút, các cầu thủ rất dễ thương của đội tuyển U23 Việt Nam đã làm 'náo loạn' mạng xã hội Việt Nam về câu chuyện rất dễ thương khi Xuân Trường làm lộ bí mật về sở thích ăn uống của Hồng Duy "Pinky". Có vẻ như Hồng Duy rất thích ăn chanh leo - theo như câu đùa của Xuân Trường, và nếu như Hồng Duy thực sự thích món đặc sản nhiệt đới có lịch sử khá dày này.
Hồng Duy ơi, bạn có bán mặt nạ chanh leo không thế?
Trong khi nguồn gốc của cây chanh dây đến tận bây giờ vẫn không rõ ràng về nơi xuất xứ đầu tiên, loại quả vừa chua vừa ngọt này thường được cho là có nguồn gốc từ Brazil, nơi mà vào Thế kỷ 16 người Công giáo Tây Ban Nha đã đặt tên nó là "Flor de las Cinco llagas" (tên dài thật đấy!), có nghĩa là "bông hoa của năm vết thương" - dựa vào màu tím đặc trưng của nó. Ngày nay, sau khoảng 400 năm giao thoa nông nghiệp dọc ngang thế giới, thứ "trái cây đam mê" này được trồng gần như ở khắp mọi nơi trên dải nhiệt đới nhưng được biết đến bởi nhiều tên khác nhau. Tên gọi của nó là Maracuya ở Ecuador và Brazil, Parcha ở Venezuela, Lilikoi ở Hawaii, và Chinola hay Parchita ở Puerto Rico.
Cây chanh leo được cho là có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
Chanh leo được đưa vào Hawaii vào năm 1880 và nhanh chóng trở nên phổ biến trong mọi khoảnh đất của từng vườn nhà dân. Thứ cây này tương thích cực nhanh và phát triển mạnh mẽ trong khí hậu gần như hoàn hảo của Hawaii, và đến năm 1930, chanh leo có thể được tìm thấy trên tất cả các hòn đảo của chuỗi đảo này.
Năm 1951, Đại học Hawaii đã chọn chanh leo như là loại cây trồng hứa hẹn nhất cho sự phát triển nông nghiệp địa phương và thực hiện một chương trình chuyên nghiệp hóa ngành công nghiệp sản xuất nước ép trái cây đông lạnh. Đến năm 1958, ở Hawaii, người trồng cây này đã mở rộng diện tích trồng chanh leo lên tới 490 ha và ngành công nghiệp "chanh leo" ở đây đã chính thức bắt đầu.
Cây chanh leo ở Hawaii.
Thành công lâu dài cũng không hẳn là không có chông gai. Virus gây hại cho cây trồng, chi phí lao động cao và sự xuống cấp của đất đai Hawaii đã làm giảm năng suất của loại cây này trầm trọng. Ngày nay, người ta không còn trồng quá nhiều chanh leo ở Hawaii, thế nhưng sức tiêu thụ nước ép trái cây cùng hương vị chanh leo Hawaii vẫn cứ làm nhiều người phải ngạc nhiên.
Úc cũng là một khu vực tiêu thụ trái cây chanh leo khá mạnh. Thứ quả mọng này ban đầu được xen canh trong các thửa vườn trồng chuối và rất nhanh sau đó đã đạt được tầm quan trọng lớn trong ngành nông nghiệp Úc cho đến năm 1943, khi cây chanh leo bị tàn phá bởi một loại virut lan rộng. Mặc dù một số đồn điền đã được xây dựng lại, họ không thể sản xuất đủ trái cây để đáp ứng nhu cầu và người Úc đã phải nhập khẩu chanh leo để cung ứng cho thị trường quốc nội.
Chanh leo khá phổ biến và được ưa chuộng ở Úc.
Thời điểm này, trái chanh leo được trồng nhiều nhất và chất lượng nhất chính là ở Nam Mỹ - cái nôi khởi nguyên của "thứ quả đam mê" này. Bắt đầu vào giữa những năm 1950, việc trồng chanh leo đã trở nên phổ biến ở Colombia và Venezuela, sau đó lan sang Ecuador. Ngày nay, Nam Mỹ, và đặc biệt là Ecuador, là nước xuất khẩu chính của trái chanh leo đến các nước phương Tây và nhiều nơi trên thế giới.
Khi so sánh với các loại cây trồng có doanh số khổng lồ khác như chuối (ước tính khoảng 45 triệu tấn/năm), sản lượng trái chanh leo là rất ít, chỉ khoảng 640.000 tấn. Tuy nhiên ở Brazil, trái chanh leo tươi rất phổ biến và được ưa chuộng, khiến cho dù sản lượng chanh leo trong nước khá cao, họ vẫn phải nhập thêm từ Ecuador để cung ứng trong nước. Tại Brazil, trái chanh leo được sử dụng trong các loại nước giải khát mê hoặc lòng người cộp mác Bartender Nam Mỹ.
Ở thời điểm hiện tại, Braxin là một trong những quốc gia sản xuất cũng như tiêu thụ chanh leo lớn nhất thế giới.
Do đó, nếu sau khi trở về Việt Nam mà muốn được ăn chanh leo một cách thỏa thích, có lẽ Hồng Duy nên xem xét xin huấn luyện viên Hang Seo vài ngày nghỉ để đến Brazil du lịch; sau đó trở về để tiếp tục luyện tập cùng những người đồng đội của mình cùng quà là những túi chanh leo tươi mọng. Và cả "mặt nạ chanh leo" nữa, biết đâu đấy!