Theo gót Quỳnh Anh Shyn và Gil Lê, người tình tin đồn cũ lại mắc lỗi hài hước khi đăng story được cho là ám chỉ Chi Pu

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 17:14 24/06/2020

Không hẹn mà gặp, cả ba nghệ sĩ đều mắc lỗi ngữ pháp chung như vậy!

Thời gian qua, cộng đồng fan V-Pop vô cùng xôn xao tin đồn rạn nứt tình cảm của Quỳnh Anh Shyn và Chi Pu. Giữa lúc người chị thân thiết có người yêu mới thì Quỳnh Anh Shyn bất ngờ unfollow tài khoản IG của Chi Pu kèm theo một story ẩn ý: "Be a good person in real life, not in social media" (Tạm dịch: Hãy làm người tốt ngoài đời thật, đừng chỉ trên mạng xã hội).

Dòng trạng thái này vô tình giống hệt story mà Gil Lê từng đăng tải trước đó cũng được dân mạng đồn đoán ẩn ý dành cho Chi Pu. Và không hẹn mà gặp, mới đây, trai đẹp Jin Ju Hyung - người từng dính tin đồn hẹn hò Chi Pu cuối năm 2017 - cũng đăng story với dòng chữ như vậy!

Quỳnh Anh Shyn và Gil Lê đăng cùng story được cho là ẩn ý dành cho Chi Pu.

Không hẹn mà gặp, "tình cũ tin đồn" Jin Ju Hyung cũng mới đăng tải story như vậy.

Thật bất ngờ là cả Quỳnh Anh Shyn, Gil Lê và trai đẹp Jin Ju Hyung đều không nhận ra một lỗi sai cơ bản trong câu "bóc phốt" của họ! Đó là dùng sai giới từ trong cụm "not IN social media" (dùng đúng: not ON social media)

Về ý nghĩa, hai cụm từ này mang nghĩa khác nhau khi "in" dùng chỉ ở trong (không gian, nơi chốn...), còn "on" dùng chỉ ở trên (không gian, nơi chốn...). Như vậy nếu muốn dịch là "ở trên mạng xã hội" thì phải dùng "ON social media" mới đúng!

Thực tế, đây không phải lần đầu sao Việt dùng sai giới từ trong tiếng Anh. Cùng điểm lại một vài pha dùng sai giới từ kinh điển nhé!

Theo gót Quỳnh Anh Shyn và Gil Lê, người tình tin đồn cũ lại mắc lỗi hài hước khi đăng story được cho là ám chỉ Chi Pu - Ảnh 3.

Phạm Hương dùng sai giới từ after trong cụm "Business women after office hour". Tiếng Anh không hề có cấu trúc "after office" nên muốn diễn đạt đúng, nàng Hậu phải viết "after working hours".

Trước khi nói tiếng Anh như gió, Sơn Tùng cũng từng dùng sai giới từ be bét thế này đây.

Cách phân biệt 3 giới từ "in", "on", "at"

Tưởng tượng cách dùng "in", "on", "at" như một tam giác ngược hoặc chiếc phễu. Chiếc phễu này lọc dần các cụm từ chỉ thời gian, địa điểm với quy tắc giảm dần mức độ chung chung, tăng dần mức độ cụ thể.

prepositions-in-on-at

1. Về thời gian

- In: Được sử dụng khi nói về tháng, năm và các khoảng thời gian hoặc để chỉ các quãng thời gian trong tương lai.

Ví dụ: In March, in 1997, in the twenties (trong những năm 20), in 5 minutes (trong 5 phút nữa)...

- On: Được dùng để đề cập đến những ngày cụ thể trên lịch.

Ví dụ: On March 5th (vào ngày 5 tháng 3), on Christmas (vào ngày Giáng sinh)...

- At: Được sử dụng với mốc thời gian rõ ràng.

Ví dụ: At 10 p.m, at 5 o'clock...

2. Về địa điểm:

- In: Được sử dụng với những khoảng không gian (in a park, in a room), thành phố (in Hanoi), các dạng của nước (in the sea, in the ocean) hay với các đường thẳng, các hàng (in a line, in a row).

- On: Được sử dụng với các bề mặt ("on the floor" - trên cầu thang, "on the table" - trên mặt bàn) hay dùng chỉ các hướng ("on the right/left" - ở bên phải/trái)

- At: Dùng khi đề cập các địa điểm, vị trí trên trang giấy ("at the top of page" - đầu trang), vị trí trong một nhóm người.

3. Lưu ý

- Phân biệt cách dùng in time/on time:

"Being in time" chỉ việc bạn đến đúng giờ, vừa khít trước khi có hậu quả xấu xảy ra. Còn "being on time" chỉ bạn đến đúng giờ và sớm hơn cuộc hẹn nhiều thời gian để chuẩn bị. "Being on time" chính là thể hiện nét văn hóa đúng giờ.

- Chúng ta dùng "IN the corner of the CLASS" (đề cập vị trí tương đối trong phòng học) nhưng lại nói "AT the corner of the STRESS" (đề cập đến một địa điểm)