Bangladesh là một trong những quốc gia có tỷ lệ tảo hôn cao nhất thế giới - với 1/3 số cô dâu phải về nhà chồng khi tuổi đời còn quá trẻ. Và dưới đây là những bức ảnh về đám cưới của Nasoin Akhter - một cô bé 15 tuổi bị ép gả cho một người đàn ông 32 tuổi.
Đáng lẽ ra đây phải là ngày hạnh phúc nhất cuộc đời của Nasoin Akhter, nhưng người ta lại không thể thấy một tia vui vẻ nào trên khuôn mặt cô gái trẻ khi mà cô bị ép gả cho một người đàn ông gấp đôi tuổi mình. Cô học sinh người Bangladesh này đã vô cùng tuyệt vọng, hoặc đôi khi là sợ hãi khi “được” họ hàng chuẩn bị lễ cưới tại vùng Manikganj ngay gần thủ đô Dhaka.
Tuy nhiên, Nasoin Akhter không phải là trường hợp cá biệt ở đây, khi mà theo thống kê có tới 29% số cô dâu ở Bangladesh phải về nhà chồng trước tuổi 15 và 65% trước tuổi 18. Hậu quả của việc này là các cô dâu trẻ phải bỏ học và thường xuyên rơi vào vấn nạn bạo hành gia đình. Bên cạnh đó, các cô dâu trẻ còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe khi mang thai quá sớm, khi mà tỷ lệ tử vong sau sinh ở các bà mẹ từ 15 – 20 tuổi cao gấp đôi bình thường. Còn khi độ tuổi sinh con nhỏ hơn 15 thì tỷ lệ này cao hơn tới 5 lần.
Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng đau lòng trên là do truyền thống lạc hậu cũng như tình trạng nghèo đói triền miên tại đất nước đang phát triển này. Theo quan niệm của những người dân nghèo, phụ nữ có khả năng kiếm tiền không đáng kể so với nam giới và là một gánh nặng đối với gia đình. Do đó, trong một cuộc hôn nhân, nhà gái thường phải trả nhà trai một khoản tiền hồi môn lớn. Khoản tiền sẽ càng nhỏ khi cô dâu càng nhỏ tuổi – một nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng tảo hôn quá sớm ở Bangladesh . Nếu nhà gái không thể trả đủ tiền hồi môn, những “cô dâu 15 tuổi” sẽ phải chịu đựng sự bạo hành cay nghiệt từ phía nhà trai. Đặc biệt, sự tranh chấp về tiền hồi môn đã khiến hàng nghìn cô gái dưới 18 tuổi bị tạt axit mỗi năm và để lại những trong họ vết thương không thể lành cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nasoin Akhter đang được tắm rửa để chuẩn bị cho lễ cưới với người đàn ông 32 tuổi Vẻ mặt tuyệt vọng của cô dâu trẻ trước lễ cưới
Bangladesh là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về tình trạng tảo hôn
Hơn 29% cô dâu ở Bangladesh phải về nhà chồng khi chưa tròn 15 tuổi
Hôn nhân sớm khiến các bé gái phải bỏ học
Những cuộc hôn nhân sắp đặt thường đi đôi với nạn bạo hành gia đình
Những cô dâu trẻ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe khi mang thai quá sớm
Một người họ hàng vui vẻ kéo Nasoin vào chụp ảnh
Nhưng khó có thể thấy được một tia vui vẻ trên khuôn mặt của cô dâu trẻ
Nasoin co người lại trước người chồng có số tuổi gấp đôi mình
Đa phần những cuộc hôn nhân thế này được sắp xếp bởi cha mẹ hai bên
Do vậy những những cuộc hôn nhân này thường không có hạnh phúc
Tại Bangladesh, các bé gái thường được gả đi sớm để tiết kiệm tiền sính lễ cho nhà gái
Sự vui vẻ của họ hàng Nasoin, trái ngược với vẻ tuyệt vọng thường trực trên khuôn mặt cô dâu nhỏ