Thầy giáo Phạm Hữu Cường - Tâm huyết và nghị lực của một người con quê nghèo vùng chiêm trũng

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 14:30 17/01/2017
Chia sẻ

Có phong cách giảng bài trẻ trung, hài hước, tinh tế, tận tình, khơi dậy hứng thú và niềm đam mê văn chương của học trò; là một trong những giáo viên ôn luyện Văn uy tín nhất Hà Nội nhưng hiếm ai biết rằng đằng sau sự thành công và phong cách hài hước của thầy Phạm Hữu Cường là cả một nghị lực vươn lên mạnh mẽ.

Nhà khó, quê nghèo là động lực thúc đẩy vươn lên

Đây có lẽ là những giây phút trải lòng hiếm gặp của người thầy giáo quê vùng chiêm trũng Thái Bình. Bởi ở thầy, lúc nào các học trò cũng thấy một năng lượng sống tích cực, một nụ cười lạc quan hiền hậu. Nghe thầy nói là có lửa, nhìn thầy làm là có hứng thú. Thế nhưng, ít ai biết rằng, Phạm Hữu Cường cũng có một tuổi thơ đặc biệt: sinh ra và lớn lên ở mảnh đất quanh năm lam lũ Thái Bình, nhà nghèo, mẹ mất sớm, cha đi bước nữa. 

Là người anh cả trong gia đình, chàng trai Phạm Hữu Cường thủa ấy đã xác định được vai trò và trách nhiệm của bản thân: phải nỗ lực vươn lên thoát ra khỏi hoàn cảnh khó khăn này mới có điều kiện giúp đỡ hai em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy là Cường quyết định tập trung vào việc học, mục tiêu là đỗ Đại học Sư phạm Hà Nội. Đơn giản vì làm giáo viên là niềm đam mê từ thủa nhỏ của anh. Ước mơ ấy trở thành hiện thực khi Cường đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Văn lớp 12, anh được tuyển thẳng vào trường Đại học Sư phạm. Ngay trong những ngày đầu nhập học, song song với việc học, Phạm Hữu Cường còn tìm các lớp dạy thêm, làm gia sư. Mục đích là để tích lũy kinh nghiệm, trang trải học phí. Song có lẽ động lực lớn nhất vẫn là tạo một bước đệm, một tấm gương cho hai em noi theo và cố gắng.

Thầy giáo Phạm Hữu Cường - Tâm huyết và nghị lực của một người con quê nghèo vùng chiêm trũng - Ảnh 1.

Thầy Phạm Hữu Cường là một trong những giáo viên dạy Văn uy tín nhất Hà Nội

Nhờ sự nỗ lực mạnh mẽ ấy, giờ đây Phạm Hữu Cường đã trở thành một tiến sĩ văn học, một giáo viên dạy giỏi. Hai người em cũng trở thành thạc sĩ và có việc làm ổn định. Nhà tuy nghèo nhưng cả ba anh em đều đỗ đạt thành tài, trở thành tấm gương sáng cho nhiều bạn trẻ và niềm tự hào của quê nhà. Riêng thầy Cường, với sự tận tâm hết mình với nghề, thầy đã trở thành một trong những giáo viên dạy Văn có uy tín nhất Hà Nội và thành lập một trung tâm ôn luyện uy tín: Trung tâm Luyện thi Thầy Cường. Thời gian vừa qua, bên cạnh những giờ lên lớp bận rộn, thầy còn dành thời gian tham gia các chương trình thiện nguyện; chương trình từ thiện cùng Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh… giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Có lẽ vì xuất thân trong một gia đình nghèo, ở một vùng quê nghèo nên thầy có một sự cảm thông đặc biệt với những con người lam lũ ấy.

Thầy giáo Phạm Hữu Cường - Tâm huyết và nghị lực của một người con quê nghèo vùng chiêm trũng - Ảnh 2.

Thầy Phạm Hữu Cường trong một giờ dạy Văn

Tài năng tâm huyết, cống hiến hết mình cho nghề và các học trò

Ngoài sự nỗ lực vượt qua hoàn cảnh, thầy Phạm Hữu Cường còn là người vượt qua được chính bản thân mình. Trong quá trình giảng dạy, thầy vẫn luôn tìm tòi đề ra những phương pháp dạy Văn hiệu quả. “Làm sao để các em vượt qua những khó khăn trong việc học Văn và có hứng thú hơn với môn học này” là câu hỏi thầy vẫn luôn trăn trở. Thầy là một trong những người đầu tiên đề ra phương pháp “học Văn theo kiểu Toán” và “dạy Văn, học Văn bằng sơ đồ tư duy”

Sau khi gặp tai nạn không may trong quá trình huấn luyện, khả năng viết và vẽ bằng tay phải của thầy trở nên rất khó khăn. Thầy đã ngày đêm tập viết bằng tay trái để con đường giảng dạy của mình không bị bỏ dở, để những ước mơ trường chuyên lớp chọn của các em không bị ngừng lại giữa chừng.

Thầy giáo Phạm Hữu Cường - Tâm huyết và nghị lực của một người con quê nghèo vùng chiêm trũng - Ảnh 3.

Sơ đồ tư duy được thầy Cường vẽ bằng… tay trái nhưng vẫn rất đẹp.

Nói về sơ đồ tư duy trong cách dạy văn, thầy Cường cho biết: “ Mấy năm trở lại đây, sơ đồ tư duy trở thành một chiến thuật ôn thi được đông đảo các thầy cô và học trò trong cả nước nhân rộng.” Tuy nhiên, tùy vào từng sự cảm nhận và sáng tạo, mỗi thầy cô lại có các nét vẽ, sự phân ý khác nhau nên khả năng khái quát kiến thức, kĩ năng và kích thích tư duy của từng sơ đồ tư duy là khác nhau.

Đối với thầy Cường, thầy cần ba yêu tố: cơ bản, hệ thống và hấp dẫn. Nghĩa là sơ đồ tư duy do thầy vẽ sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các kiến thức cơ bản của bài học. Các luận cứ, luận điểm được sắp xếp theo hệ thống và tùy vào sự sáng tạo, thầy sẽ tạo ra những sơ đồ tư duy có hình ảnh, nét vẽ, màu sắc độc đáo khác nhau. Mục đích là để các em thấy hứng thú và thoải mái trong mỗi giờ học. Vì học văn hay làm bất cứ một việc gì, con người cũng cần phải có hứng thú, sự đam mê mới có thể dốc tâm tận tụy và cống hiến hết mình. Nói như vậy không có nghĩa là thầy vẽ ra một sơ đồ tư duy và ép buộc học sinh phải ghi nhớ theo lối tư duy của thầy mà thầy luôn khuyến khích các em tự vẽ ra một sơ đồ tư duy bài học của riêng mình. Mỗi em sẽ có một cách cảm nhận và thể hiện sự hiểu biết khác nhau. Sau đó, thầy sẽ xem và lựa chọn ra những sơ đồ tốt nhất để giúp các em làm tài liệu tham khảo.

Thầy giáo Phạm Hữu Cường - Tâm huyết và nghị lực của một người con quê nghèo vùng chiêm trũng - Ảnh 4.

Cuốn sách Bí quyết chinh phục môn Ngữ văn bằng sơ đồ tư duy mới ra mắt của thầy Phạm Hữu Cường

Với phương pháp dạy văn bằng sơ đồ tư duy của thầy Cường, các học trò sẽ thầy yêu thích và hứng thú với học tập hơn rất nhiều. Em Trần Hoàng Anh (Cầu Giấy) cho biết: “Em vốn không thích văn nhưng sau khi học ôn theo phương pháp của thầy Cường, em lại thấy thích thú môn học này mới lạ chứ. Khi làm bài thi hình ảnh các ý trong bài cứ thế hiện lên nên em không bị thiếu ý, lặp ý và viết lan man. Do vậy điểm thi môn văn của em đã cao hơn nhiều so với trước khi học thầy.”

Thấy phương pháp ôn luyện này có hiệu quả, thầy đã khuyến khích các giáo viên dạy Văn-Toán-Anh-Sử-Địa-Lý-Hóa-Sinh-GDCD; ôn thi học sinh giỏi, luyện thi đại học… tại Trung tâm Luyện thi thầy Cường áp dụng. Kết quả khả quan trông thấy, các học trò hào hứng với các giờ học hơn rất nhiều. Nhiều em còn đỗ được vào trường chuyên, lớp chọn, đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi như mong muốn. Đặc biệt, các chiến sĩ nghĩa vụ thi vào trường công an, quân đội là những người “bỏ quên” kiến thức từ lâu nhưng cũng đỗ và đạt điểm cao nhờ vào phương pháp học tập mới này.

Thầy giáo Phạm Hữu Cường - Tâm huyết và nghị lực của một người con quê nghèo vùng chiêm trũng - Ảnh 5.

100% học sinh trong lớp này của thầy Cường đều đỗ ĐH top đầu với điểm số cao.

Nghe câu chuyện của thầy Phạm Hữu Cường, hẳn nhiều bạn trẻ sẽ có thêm động lực để nỗ lực, cố gắng, phấn đấu đạt được mục tiêu của mình. “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, hoa thực sự sẽ nở, quả ngọt sẽ được tạo thành nếu như con người dành tâm huyết và công sức để vun trồng, chăm bón.

Thông tin chi tiết xin liên hệ: Trung tâm Luyện thi Thầy Cường

Nhà 15, Dãy A11, Tập thể Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc gia HN), Ngõ 243, Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại / Zalo: 0982.106.266 - 0936 111 113

Website: http://thaycuong.vn

Email: http://cuongpro@gmail.com

Facebook:

https://www.facebook.com/luyenthicongan

https://www.facebook.com/thaycuongvan.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày