Thấy con gái 8 tuổi ngủ mở miệng, mẹ dùng băng keo dán khiến bé suýt ngạt thở, bác sĩ chỉ ra sai lầm

Phạm Trang, Theo Phụ nữ mới 21:01 18/05/2024
Chia sẻ

Ngủ mở miệng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và ngoại hình của trẻ. Việc đầu tiên ba mẹ nên làm là xác định rõ nguyên nhân.

Gần đây, bà Trần (Ninh Ba, Trung Quốc) lo lắng khi thường xuyên thấy con gái 8 tuổi của mình há miệng khi ngủ. Bà lo điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng cũng như ngoại hình của con nếu kéo dài.

Tuy nhiên, thay vì đến tìm gặp bác sĩ, bà Trần đã sử dụng miếng băng keo dán miệng khi ngủ để dán kín miệng con gái mỗi đêm. Nhưng những ngày sau đó con gái bà liên tục kêu khó chịu và ngạt thở do sử dụng miếng keo dán này. Chính vì vậy, bà đã đưa con đến Bệnh viện Li Huili thuộc Trung tâm Y tế Ninh Ba (Trung Quốc) để thăm khám.

Thấy con gái 8 tuổi ngủ mở miệng, mẹ dùng băng keo dán khiến bé suýt ngạt thở, bác sĩ chỉ ra sai lầm - Ảnh 1.

Hình ảnh minh hoạ

Tại đây, các bác sĩ đã chẩn đoán cô bé bị phì đại vòm họng và cần tiến hành phẫu thuật. Sau khi tiến hành phẫu thuật, con gái bà Trần đã chấm dứt hoàn toàn hiện tượng há miệng khi ngủ.

Việc thở bằng miệng ở trẻ em là dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở. Điều quan trọng nhất trong là phải xác định nguyên nhân. Trường hợp của con gái cô Trần, do bé bị tắc đường thở bằng mũi nên việc sử dụng miếng dán bịt kín miệng hoàn toàn có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, ngạt thở ở trẻ.

Chính vì vậy, các bác sĩ cũng cảnh báo, việc dán băng keo để khép miệng khi ngủ chỉ nên cân nhắc sử dụng khi đảm bảo không có vấn đề về đường thở.

Thói quen thở bằng miệng thực sự sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như sức khoẻ. Tuy nhiên, để điều chỉnh thói quen này, trước hết cần xác định chính xác nguyên nhân để có phương hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

1. Điều trị tắc nghẽn đường hô hấp trên

Nếu thở bằng miệng là do tắc nghẽn đường hô hấp trên, cần phải điều trị các nguyên nhân gây tắc nghẽn, chẳng hạn như phẫu thuật, dùng thuốc... theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với những trường hợp có vấn đề về cấu trúc trong khoang mũi cần có sự can thiệp y tế, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc dùng thuốc để cải thiện tình trạng hít thở ở mũi.

2. Rèn luyện cơ môi

Tăng cường cơ môi thông qua các bài tập cụ thể giúp khép môi, từ đó làm giảm hiện tượng thở bằng miệng. Ví dụ, sử dụng kẹp môi hoặc tập thổi bóng bay.

Thấy con gái 8 tuổi ngủ mở miệng, mẹ dùng băng keo dán khiến bé suýt ngạt thở, bác sĩ chỉ ra sai lầm - Ảnh 2.

3. Chỉnh nha

Nếu thở bằng miệng là do vấn đề liên quan đến răng thì cần điều trị chỉnh nha. Cùng với đó, giữ vệ sinh răng miệng tốt cũng có thể để tránh tình trạng thở bằng miệng do các vấn đề về răng miệng.

4. Cải thiện môi trường

Giữ không khí trong nhà luôn trong lành, độ ẩm thích hợp và các yếu tố môi trường khác cũng có thể giúp điều chỉnh thói quen thở bằng miệng.

Việc điều chỉnh thói quen thở bằng miệng đòi hỏi sự kiên nhẫn, bền bỉ và không thể thực hiện được trong một sớm một chiều. Đồng thời, nếu thở bằng miệng gây ra những bất thường về cấu trúc khuôn mặt hoặc các vấn đề sức khỏe khác, có thể cần phải điều trị lâu dài.

Nguồn: Sina

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày