Năm 2011, chàng trai trẻ Roman Ostriakov - một người vô gia cư gốc Ukraina - đã cố gắng trộm thức ăn tại một siêu thị ở Genoa. Theo một người khách trình báo với bộ phận an ninh của siêu thị Ostriakov dự tính rời khỏi siêu thị với 2 miếng phô mai và 1 gói xúc xích trong túi nhưng chỉ trả tiền cho bánh mì mà thôi. Trị giá của 2 món hàng trên là 4 Euro và 7 xu (khoảng 100 ngàn đồng).
Đến năm 12/2/2015, Ostriakov bị tòa tuyên án phạt 6 tháng tù giam trong một nhà tù ở Ý và phải đóng phạt 100 Euro.
Tuy nhiên, đến tháng 5/2016, theo báo cáo của BBC, các thẩm phán cho rằng Ostriakov là người vô gia cư và anh ta ăn cắp thức ăn do đói khát. Theo Tòa án Tối cao Ý, hành vi ăn cắp một lượng nhỏ thức ăn của anh Ostriakov là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về thực phẩm chứ không phải là phạm tội. Thêm vào đó, khi bị bắt, anh Ostriakov không có ý định rời khỏi siêu thị. Do đó, vụ việc của anh đã được kháng cáo để giảm nhẹ tội cũng như án phạt.
Tòa án khẳng định: Trộm cắp không phải lúc nào cũng là tội, nó phụ thuộc vào lý do trộm cắp. Như vậy, bản án về hình phạt của Ostriakov vào tháng 2/2015 đã bị bãi bỏ và người này không còn phải chịu phán quyết nữa. Đó là quyết định cuối cùng.
Theo Tòa án Tối cao Ý, hành vi ăn cắp một lượng nhỏ thức ăn của anh Ostriakov là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về thực phẩm chứ không phải là phạm tội. (Ảnh: Internet)
Theo Italiaglobale.it, đây chính là phán quyết “lịch sử” rất đúng và hợp lý, xuất phát từ khái niệm được gọi là “nhân văn”.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết rằng, tại Ý, mỗi ngày có 615 người được đưa vào danh sách người nghèo và mỗi năm, 1 người thải ra 19kg thực phẩm thừa vì thiếu ý thức, vì no hay vì chán nản không muốn ăn. Thế nên nếu ai đó suy nghĩ thật cẩn thận trước khi vứt bỏ món ăn nào đó, những cuộc đời như Ostriakov chắc chắn sẽ được cứu rỗi.
(Nguồn: upworthy, bbc, italiaglobale, corriere)