Tuyến giáp là cơ quan nội tiết lớn nhất trong cơ thể và chức năng cơ bản của nó là sản xuất hormone thyroxine. Thyroxine có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng tiêu thụ oxy trong hầu hết các mô. Ngoài ra, thyroxine cũng làm gia tăng sự hưng phấn của hệ thần kinh trung ương, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của não, cơ quan sinh sản và xương khớp.
So với nam giới thì nữ giới thường dễ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn. Dưới đây chính là 3 nguyên nhân lý giải cho điều này.
Nguyên nhân chính khiến phái nữ dễ mắc bệnh tuyến giáp là do nội tiết tố. Estrogen và progesterone có liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của bệnh tuyến giáp. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp càng lớn. Trong khi đó, nữ giới lại có nhiều estrogen trong cơ thể, nhất là ở độ tuổi từ 20 - 40 (giai đoạn căng tràn sức sống). Vì vậy, hầu hết các bệnh về tuyến giáp ở lứa tuổi này đều thường gặp ở phái nữ.
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phái nữ dễ bị bức xạ tuyến giáp nhiều hơn. Thế nên, họ thường nhạy cảm hơn với bức xạ ion hóa. Khi nữ giới tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong thời gian dài thì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
Nữ giới thường khá nhạy cảm và dễ gặp rắc rối khi gặp vấn đề trong tình cảm. Tâm trạng không tốt cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh cường giáp, đồng thời nó còn dễ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Theo một cuộc nghiên cứu trước đó, có khoảng 70% bệnh nhân mắc cường giáp có tiền sử bị kích thích tinh thần trước khi khởi phát.
Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet