Xăm Henna
Xăm Henna sử dụng mực vẽ làm từ lá henna (còn gọi là lá móng, là một loại lá có chứa chất tạo màu), vẽ lên da. Sau khi vẽ khoảng 20 phút, lớp bột lá sẽ tự bong ra, còn lớp màu sẽ thấm vào da. Xăm Henna có thể để từ 7 – 10 ngày và có thể tự trôi khi gặp nước.
Nghe thì có vẻ vô hại, nhưng thực tế, xăm Henna cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Sản phẩm này có thể chứa một chất nhuộm màu độc hại, thường là para-phenylenediamine hoặc PPD. Đây là một chất gây ra phản ứng dị ứng trên da với các biểu hiện như nóng rát, phồng rộp, về lâu dài còn có thể để lại sẹo… Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng mực vẽ kém chất lượng, có trộn lẫn các hóa chất để giảm giá thành. Bởi vậy, nếu muốn làm đẹp theo cách này, các bạn nên chọn những nơi vẽ có uy tín hoặc mua mực vẽ có chất lượng, đảm bảo an toàn cho da.
Hình xăm dán
Hình xăm dán được sử dụng khá đơn giản, chỉ việc dán thẳng lên da và thấm thêm một chút nước là bạn đã có một hình xăm y như thật mà không hề đau đớn. Đặc biệt, loại hình xăm này có giá thành rất rẻ nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, chất lượng và độ an toàn của nó thì sao?
Theo các chuyên gia, phần lớn các loại hình xăm dán có xuất xứ từ Trung Quốc. Nó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như gây kích ứng da, nổi mẩn, ngứa, xâm lấn tới các vùng da xung quanh…
Nghiêm trọng hơn, loại hình xăm này còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Nguyên nhân là do các loại hình xăm này có chứa muối hoặc oxit của các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, nhôm, sắt, đồng… nhằm tạo màu cho hình xăm. Khi tiếp xúc với cơ thể, nó sẽ gây tổn hại tới các cơ quan nội tạng, về lâu dài sẽ dẫn tới ung thư. Một số hình xăm dán có tác dụng phát quang trong bóng tối còn có nguy cơ gây nhiễm phóng xạ.
Vì vậy, lời khuyên cho các bạn là nên xem xét kỹ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần của sản phẩm trước khi dùng. Cách tốt nhất, các bạn hãy hạn chế hoặc không sử dụng loại hình xăm này để đảm bảo an toàn.
Xăm ánh kim
Xăm ánh kim (flash tatto, metallic tattoo...) là loại hình xăm có màu vàng hoặc bạc, thường có hình giống các món đồ trang sức như vòng, nhẫn… Cách sử dụng hình xăm này tương tự như hình xăm dán. Điểm khác biệt là ở chỗ, hình xăm này nổi bật và bắt mắt hơn với nhiều. Thế nhưng, nó cũng đồng nghĩa với việc, các nguy cơ mà hình xăm này gây ra sẽ càng nguy hiểm hơn.
Để tạo nên màu sắc bắt mắt (ánh kim), hình xăm này cần tới rất nhiều hóa chất, trong đó có không ít hóa chất độc hại như chất tạo màu, nhựa, oxit sắt, muối kim loại, thậm chí còn có cả lithium, arsenic, sulphur… Đây là các hóa chất vô cùng nguy hiểm đối với cơ thể. Nó rất dễ gây ảnh hưởng sức khỏe, nhất là với những người có hệ miễn dịch yếu. Về lâu dài, nếu bạn thường xuyên sử dụng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới nội tạng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, khả năng mắc ung thư cũng tăng cao gấp nhiều lần.
Với hình xăm ánh kim, bạn nên chọn mua các sản phẩm có chất lượng đảm bảo. Bạn cũng không nên sử dụng thường xuyên, chỉ nên dùng trong những dịp đặc biệt. Đặc biệt, chúng mình tránh lưu lại hình xăm trên da quá lâu. Tốt nhất, sau khi về nhà, bạn hãy làm sạch hình xăm bằng xà bông và nước sạch, tránh kì mạnh làm xước da nhé!