Dấu hiệu bệnh tật khi bỗng dưng... buồn nôn

Bác sĩ Mèo, Theo Trí Thức Trẻ 12:01 10/04/2013
Chia sẻ

Nếu buồn nôn cứ tái đi tái lại thì bạn nên đi khám ngay nhé!

Dấu hiệu bệnh tật khi bỗng dưng... buồn nôn  1

Khoảng nửa năm nay, em rất hay bị nôn ói với tần suất ngày càng tăng, đặc biệt là vài tháng gần đây, cứ mỗi lần bệnh xuất hiện là phải kéo dài liên tục trên 1 tuần. Thậm chí, có những đợt nôn ói nặng khiến em không thể đi học được. Ngoài ra, kèm theo đó em còn bị sốt, chóng mặt, người xanh xao, kiệt sức và kém tập trung. Em có gửi máu đi xét nghiệm rồi nhưng không tìm ra nguyên nhân. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nguy hiểm không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (bearie...@yahoo.com).

Dấu hiệu bệnh tật khi bỗng dưng... buồn nôn  2

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng em đã mắc phải hội chứng nôn ói chu kỳ.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là những giai đoạn buồn nôn và nôn ói nặng kéo dài từ nhiều giờ đến nhiều ngày, xen kẽ với những khoảng thời gian bình thường không triệu chứng.


Một số nguyên nhân cơ bản liên quan đến hội chứng nôn ói chu kỳ:

- Stress cảm xúc, tình trạng kích thích thần kinh trung ương, lo âu và các cơn hốt hoảng.

- Nhiễm khuẩn, cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang, cúm.

- Các tác nhân khác như: ăn nhiều sôcôla, phômai, ăn quá no hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ; thời tiết nóng nực; cơ thể kiệt sức; phụ nữ đang có kinh nguyệt; người vừa say tàu xe...

Thông thường bệnh được chia làm 4 giai đoạn:

- Khoảng thời gian không triệu chứng giữa 2 đợt nôn ói.

- Giai đoạn tiền triệu: báo hiệu một đợt nôn ói sắp xảy ra với các biểu hiện nổi bật là nôn ói, có hoặc không kèm theo đau bụng, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Đôi khi bệnh nhân không có triệu chứng báo trước mà xảy ra một đợt nôn ói ngay.

- Giai đoạn nôn ói: bệnh nhân buồn nôn và nôn ói, người xanh xao và kiệt sức.

- Giai đoạn hồi phục: bắt đầu khi chấm dứt buồn nôn và nôn ói, bệnh nhân hồng hào hơn, biết đói và phục hồi lại sức lực.
 
Nôn ói nặng gây ra các biến chứng nguy hiểm như: mất nước nhanh chóng, mất cân bằng điện giải, viêm thực quản do chất acid từ dạ dày trào ngược lên, nôn ra máu do thực quản bị kích thích và xuất huyết gây nôn ra máu, hội chứng Mallory-Weiss rách đoạn cuối thực quản, dạ dày bị trầy xước, sâu răng do acid trong chất nôn làm hư tổn men răng...

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ngủ nhiều và dùng thuốc để dự phòng, ngăn chặn, giảm thiểu các chu kỳ nôn ói. Trong giai đoạn hồi phục, một số bệnh nhân có thể ăn uống bình thường ngay, trong khi một số người khác thì chỉ có thể ăn thức ăn lỏng trước, rồi sau đó mới từ từ ăn được thức ăn đặc.

Bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để nhận được chỉ định điều trị thích hợp và kịp thời cho tình trạng của mình.

Ngoài ra, em cần chú ý tránh hay giảm thiểu stress, hạn chế sự lo âu và các cơn hốt hoảng, không ăn quá no hoặc ăn ngay trước khi đi ngủ để hạn chế yếu tố khởi phát bệnh...

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Dấu hiệu bệnh tật khi bỗng dưng... buồn nôn  3
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày