12 câu hỏi đáp bạn nên biết về ung thư cổ tử cung

Huyền Thu (Theo e-sante) - Theo PLXH, Theo 00:03 01/11/2010
Chia sẻ

Virus HPV là thủ phạm gây ra bệnh ung thư cổ tử cung thì XX nào cũng nằm lòng rồi, đúng hem? Nhưng như thế thôi thì chưa đủ, bạn cần trang bị thêm hiểu biết về loại bệnh đáng sợ này… <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

1. Ung thư cổ tử cung do virus gây ra?

Đúng. HPV là loại virus “định cư” trong cổ tử cung và cơ thể XX không phải lúc nào cũng có thể tự bảo vệ khỏi loại virus nguy hiểm này. Khi thời gian virus HPV sống trong cổ tử cung đủ lâu, nó sẽ tham gia vào sự hình thành tế bào ung thư.



2. Condom có thể bảo vệ chúng mình khỏi virus HPV?

Không hề. Bao cao su “đầu hàng” với virus HPV, bạn nhé. Loại virus này có thể lây lan ngay khi có sự tiếp xúc ở vùng da xung quanh “khu cấm địa”. Đó là lí do tại sao bạn nên tiêm phòng vaccin chống virus HPV.

3. Vaccin vẫn cần thiết ngay cả khi XX đã từng có “chữ X thứ 3”?

Đúng. Vaccin có thể không hiệu quả đối với những bạn đã có “chữ X thứ 3” trước đó. Song, việc tiêm phòng là rất cần thiết, bạn ạ!


4. Chủng virus HPV rất nguy hiểm, nhưng… hiếm?

Hoàn toàn sai. Thực tế là, trong vòng từ 2 - 3 năm sau khi có “chữ X thứ 3”, có tới 40% các XX bị nhiễm virus HPV. Đây là loại virus rất phổ biến.

5. Virus HPV là “thủ phạm” duy nhất gây các bệnh ung thư tử cung?

Không đâu. Ung thư cổ tử cung luôn có sự góp mặt của virus HPV. Nhưng như thế không có nghĩa là virus HPV là thủ phạm gây ra tất cả các bệnh về tử cung. Chẳng hạn, bệnh ung thư tử cung không hề liên quan đến virus HPV.


6. Vaccin chống HPV sẽ bảo vệ bạn gái một cách tuyệt đối?

Không phải vậy đâu bạn ạ. Không có một loại vaccin nào đạt hiệu quả 100% cả. Đó là lý do tại sao những biện pháp sàng lọc nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung vẫn còn được sử dụng.

Vaccin chống HPV chỉ có tác dụng chống lại 2 chủng HPV nguy hiểm nhất (HPV16 và HPV18), chiếm tới 70% số ca mắc bệnh. Và chỉ có thế!


7. Cần tiêm phòng cả loại vaccin tăng cường chống virus HPV?

Đúng thế. Vaccin chống virus HPV chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể bạn trong vòng 4 – 5 năm. Và sau đó, XX sẽ phải tiếp tục tiêm phòng.

8. Khi đã tiêm vaccin chống virus HPV thì mọi biện pháp sàng lọc nhằm phát hiện tế bào ung thư là không cần thiết?

Sai. Một lần nữa nhắc lại với bạn rằng, không có một loại vaccin nào đạt hiệu quả 100% cả. Vì thế, ngay cả khi đã tiêm phòng, bạn vẫn nên tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.


9. Khi cơ thể đã nhiễm virus HPV, nó sẽ tự động sinh ra kháng thể chống lại 80% khả năng mắc bệnh và không cần vaccin?

Đúng là như vậy. Đa số những người nhiễm HPV đều phát triển một khả năng miễn dịch tự nhiên và sản sinh ra kháng thể loại trừ virus hiệu quả.

Tuy nhiên, ở một số người, “điều kì diệu” lại không xảy ra và virus vẫn có thể tồn tại và phát triển gây bệnh ung thư.

Để tránh điều đó, vaccin chống loại virus nguy hiểm này ra đời. Nhưng vì không thể biết được ai có nguy cơ, ai không có nên tất cả mọi người đều được khuyến cáo tiêm phòng.


10. Chủng virus HPV không chỉ gây ung thư mà còn gây nhiều bệnh khác?

Đúng. Papilloma virus không chỉ gây bệnh ung thư cổ tử cung mà còn là thủ phạm gây bệnh mụn rộp sinh dục nữa.

11. Ung thư cổ tử cung không thể điều trị khỏi hẳn?

Không hoàn toàn như vậy. Nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung vẫn có thể điều trị được.

Song, trên thực tế, đây là loại ung thư có khả năng gây tử vong rất cao. Ở Pháp, có khoảng 1000 – 1600 người chết/năm/tổng số 3400 – 4500 ca mắc bệnh.

12. XY cũng cần tiêm vaccin chống virus HPV?


Đúng thế! Nếu chúng ta thật sự muốn tiêu diệt loại virus này thì việc tiêm phòng là cần thiết, cho dù bạn là XX hay XY.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày