1. Một lần đi xe bus tới trường mình có nghe trên radio nói về virus HPV, hình như HPV cũng là tên một loại bệnh lây lan khi quan hệ tình dục nữa mà, nó có liên quan như thế nào với ung thư cổ tử cung nhỉ? (Vân Trang, HN)
Trả lời:
Chào Vân Trang!
HPV là tên của virus và có tới 100 loại virus HPV khác nhau mà chúng mình có thể nghe nhắc đến là HPV-type.
Trong 100 types này thì có khoảng 30 types có khả năng gây mụn cóc ở vùng kín, một số types khác thì gây mụn cóc ở bàn tay, bàn chân rất phổ biến ở cả nam và nữ, một số ít thì có khả năng gây ung thư cổ tử cung.
Gần như tất cả những ai từng quan hệ tình dục không an toàn đều mắc phải HPV ít nhất 1 lần trong đời, nhưng cơ thể có thể tự xử lý các types HPV thông thường mà không cần dùng thuốc hỗ trợ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cho thấy hai chủng HPV 16 và 18 gây ra tới 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Vì vậy, bạn nên đi tiêm vacxin ngừa bệnh vì chúng mình không biết sẽ gặp phải type HPV nào khi tiến tới 3x mà.
2. Có phải tất cả mọi teen girl đều mắc phải HPV không? Mình chưa có chữ X thứ 3 mà cũng mắc phải HPV ư? (Thuỷ, 15 tuổi)
Trả lời:
Thuỷ thân mến!
HPV không hề phân biệt phụ nữ trưởng thành hay teen girl nên dĩ nhiên mọi teen girl đều có nguy cơ mắc HPV nếu tiến hành 3x mà không có biện pháp bảo vệ.
Theo các nhà khoa học, chỉ có những ai chưa bao giờ quan hệ tình dục hay có bất kì những va chạm giới tính nào thì mới hoàn toàn không có nguy cơ gặp phải HPV vì đây là loại virus có khả năng lây lan khi da của bộ phận sinh dục tiếp xúc với nhau hoặc 3x bằng miệng....
3. Mình nghe nhỏ bạn nói ở Việt Nam đã có vắc xin ngừa HPV rồi, nhưng mình không hiểu rõ lắm về tác dụng của nó cũng như lúc nào thì nên đi tiêm vacxin này? (Bảo Phi, HP)
Trả lời:
Chào Phi!
Hiện nay có hai loại vắc xin ngừa HPV. Loại thứ nhất là Gardasil, giúp bạn phòng ngừa HPV type 16, 18, 6 và 11. Trong khi loại thứ hai là Cervarix có tác dụng ngăn ngừa HPV type 16 và 18.
Vắc xin này hoạt động tốt nhất đối với những teen girl chưa từng bị nhiễm HPV trước đó, vì vậy các bác sĩ khuyến cáo teen từ 11, 12 tuổi nên đi chủng ngừa HPV.
Thêm nữa, vắc xin này cũng có thể tiêm cho XX từ 13-26 tuổi. Việc tiêm vắc xin ngừa HPV được chia làm 3 lần, tiêm trong vòng 6 tháng theo chỉ dẫn của bác sĩ.