Họ tên: Felix Baumgartner Sinh ngày: 20/04/1969. Nơi sinh: Salzburg, Áo. Quốc tịch: Áo. Nghề nghiệp: VĐV nhảy dù. Sở thích: thể thao, mạo hiểm. Thành tích nổi bật: + Năm 1999, lập kỷ lục nhảy dù cao nhất thế giới từ tòa tháp đôi Kuala Lumpur, Malaysia. + Năm 2003, trở thành người đầu tiên trên thế giới bay qua eo biển English Channel nối liền Anh và Pháp. + Năm 2006, Felix là người đầu tiên nhảy BASE jump từ tòa nhà xoáy Turning Torso tại Malmo, Thụy Điển. + Năm 2007, trở thành người nhảy rơi tự do từ tòa nhà cao nhất thế giới tại Đài Bắc. |
"Kẻ liều mạng" người Áo, Felix Baumgartner sẽ phải chờ tới một ngày khác mới có thể thực hiện cú nhảy lịch sử của mình do kế hoạch của anh đã bị chen ngang bởi những cơn gió to khiến những yêu cầu về an toàn không còn được đảm bảo. Chính Baumgartner đã thông báo cho kỹ thuật viên mặt đất về việc hoãn cú nhảy từ độ cao gần 36 km này.
Theo dự kiến, vào lúc 7 giờ tối ngày 9/10 (theo giờ VN), VĐV nhảy dù nổi tiếng thế giới Felix Baumgartner sẽ thực hiện cú nhảy kỷ lục từ độ cao 120 nghìn feet (36.576 mét). Để chuẩn bị cho cú nhảy này, Felix đã phải làm việc với các nhà khoa học hàng không từ năm 2010, Red Bulls đã đầu tư rất nhiều tiền vào nghiên cứu và trang thiết bị.
Felix và các thiết bị được Red Bulls tài trợ
Những cuộc phiêu lưu của Felix Baumgartner
Trả lời phỏng vấn Felix tự tin phát biểu "Tôi đã tập luyện và chuẩn bị cho cú nhảy này trong nhiều năm trời, tôi đang trên đường tới đỉnh vinh quang. Đây là giấc mơ của cuộc đời tôi, và tôi chỉ còn cách nó gang tấc".
Những buổi tập của Felix Baumgartner
Một đoạn video giả lập về cú nhảy của Baumgartner Kỷ lục hiện tại của thế giới là của Đại Tá Joseph Kittinger người Mỹ nhảy từ độ cao 19,5 dặm (31.382 mét) vào tháng 8 năm 1960. Và Felix Baumgartner đã chuẩn bị rất kỹ càng cho cú nhảy kỉ lục lần này.
Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí là một lớp của bầu khí quyển trên Trái Đất và một số hành tinh. Tại vùng xích đạo, tầng khí quyển này nằm ở độ cao vào khoảng từ 17 km đến 50 km trên mực nước biển, trong khi đó tại hai cực nó bắt đầu ở độ cao khoảng 8 km. Tầng khí quyển này có tên là bình lưu vì đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh. Các máy bay dân dụng thường chọn bay ở độ cao nằm gần ranh giới giữa tầng này và tầng đối lưu để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do diễn biến đối lưu bất thường của khí quyển. Trong phạm vi tầng này nhiệt độ tăng theo độ cao. Ở trên cùng của tầng bình lưu nhiệt độ có thể đạt tới 270°K (-3°C). Lên trên ranh giới bình lưu, nhiệt độ lại giảm theo độ cao. |