Shipper đọc đúng thông tin đơn hàng, người mua chuyển khoản xong 30 triệu đồng mới biết bị lừa, cửa hàng và sàn TMĐT không chịu trách nhiệm, trò lừa đảo tinh vi

Huỳnh Duy, Theo Phụ nữ Mới 11:09 22/12/2023
Chia sẻ

Bị mất tiền oan sau cuộc gọi của shipper, cô gái cảnh báo thủ đoạn lừa đảo từ thói quen của hội mua hàng online.

Mua hàng online nhanh gọn và tiện lợi nên được rất nhiều người, đặc biệt là hội chị em ưu tiên. Tuy nhiên cũng chính từ hình thức mua sắm này, một số kẻ gian lợi dụng để lừa đảo, khiến nhiều người mất tiền oan.

Mới đây, cô Liu, một phụ nữ đến từ Nam Kinh, Trung Quốc, đã liên hệ với cơ quan chức năng và tường thuật rằng cô đã nhận cuộc gọi từ một nhân viên giao hàng, món hàng là một chiếc đèn trị giá khoảng 9.000 NDT (tương đương 30 triệu đồng).

Shipper đọc đúng thông tin đơn hàng, người mua chuyển khoản xong 30 triệu đồng mới biết bị lừa, cửa hàng và sàn TMĐT không chịu trách nhiệm, trò lừa đảo tinh vi - Ảnh 1.

Do shipper đã xác nhận đúng tên, địa chỉ và số điện thoại của cô, nên cô Liu không một chút nghi ngờ nào mà đã chuyển khoản cho shipper và nhờ một người khác lấy hàng hộ. Tuy nhiên, khi người lấy hàng hộ gọi đến cho shipper, người này đã không bắt máy. Cảm giác điều chẳng làng, cô đã kiểm tra lại trạng thái của đơn hàng trên sàn Thương mại điện tử (TMĐT) và phát hiện rằng đơn hàng của cô vẫn đang ở trạng thái đang giao.

Khi đó, cô Liu mới nhận ra mình đã bị lừa và đặt câu hỏi tại sao kẻ lừa biết được thông tin chi tiết về đơn hàng của cô. Cô ngay lập tức liên hệ với cửa hàng và sàn TMĐT, tuy nhiên, vì trạng thái đơn hàng trên sàn TMĐT vẫn được cập nhật, vì vậy sàn TMĐT và cửa hàng không có liên quan gì đến sự lừa dối này.

Do cô Liu và nhiều người có thói quen mua sắm trực tuyến, họ thường xuyên lướt web và truy cập các trang mua sắm trực tuyến để tiến hành mua sắm. Việc duyệt web và ngẫu nhiên truy cập vào trang web độc hại có thể dẫn đến việc mã độc xâm nhập vào điện thoại và truy cập và đánh cắp những thông tin quan trọng.

Các kẻ lừa đảo đã cải tiến chiêu thức của mình bằng cách giả danh các công ty chuyển phát nhanh và sử dụng tin nhắn hoặc cuộc gọi giả mạo cho nạn nhân. Những kẻ này thường nói rằng có một gói hàng cần xác nhận hoặc thanh toán, sử dụng thông tin cá nhân lấy được để lừa tài sản của nạn nhân.

Việc giao dịch giữa nạn nhân và shipper chủ yếu là giao dịch tự phát. Một số trường hợp khác sẽ tiến hành đặt dịch vụ qua mạng hoặc thông qua các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ, nhưng sau đó lại thống nhất điều khoản riêng với người vận chuyển.

Shipper đọc đúng thông tin đơn hàng, người mua chuyển khoản xong 30 triệu đồng mới biết bị lừa, cửa hàng và sàn TMĐT không chịu trách nhiệm, trò lừa đảo tinh vi - Ảnh 2.

Bởi vì lí do đó nên khi xảy ra tình huống khó khăn, việc giải quyết trở nên rất khó khăn. Vì thế, các cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ giao hàng, cần phải cẩn thận về đối tác, kiểm tra hàng hóa và xác nhận thông tin một cách chính xác trước khi nhận hàng. Đồng thời, nên nhận hàng trực tiếp để tránh trường hợp bị lừa đảo khi "nhận từ xa".

Khi nhận đơn hàng, hãy đảm bảo kiểm tra tỉ mỉ, đảm bảo việc làm rõ mọi chi tiết về giá trị sản phẩm cũng như các quy định về giao nhận, đặc biệt là với những đơn hàng có giá trị lớn. Người bán hàng thì cần yêu cầu khách hàng đặt cọc trước.

Ngoài ra ngay cả trong trường hợp nhận biết được sự lừa đảo, hãy giữ bình tĩnh và liên hệ với các cơ quan chức năng để hợp tác trong quá trình điều tra và tìm ra cách xử lý tốt nhất.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày