Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... "nó là gì vậy?"

Hạnh Koy, Theo Trí Thức Trẻ 00:35 30/11/2021

Gen Z nhìn những dải màu sắc trong concert của BTS có thấy quen không và ý nghĩa đằng sau những dải màu đó là gì?

Vào tối 27/11 (giờ địa phương), BTS tổ chức concert offline Permission To Dance On Stage tại sân vận động SoFi Stadium, Los Angeles, Mỹ với quy mô 40.000 khán giả. Đây là concert đầu tiên sau 2 năm tạm hoãn vì dịch bệnh Covid-19 nên đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo ARMY trên thế giới.

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 1.

Đáng chú ý nhất, trong sân khấu Dope, nhóm nhạc toàn cầu đã sử dụng concept màn hình no signal. Đây là sân khấu từng gây tranh cãi vào năm 2017 giữa fan của BTS - ARMY và fan của BIGBANG - VIP vì cho rằng BTS đã đạo sân khấu.

BTS diễn Dope ở ngày 1 của concert Permission To Dance On Stage (Mỹ)

Cụ thể, tại lễ trao giải Gaon Music Awards 2017, BTS nhận phải chỉ trích rất lớn khi nhiều người cho rằng BTS đã đạo nhái concept sân khấu của tiền bối T.O.P (Big Bang). Lúc đó, Big Hit đã phủ nhận cáo buộc đó và Gaon cũng lên tiếng nhận lỗi, giải thích rằng đây là lỗi của staff khi sao chép sân khấu của BIGBANG và đưa vào đoạn VCR giới thiệu boygroup nhà Big Hit.

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 3.

Sau 4 năm, dải màu và dòng chữ "No Signal" hiện lên trong concert Permission To Dance On Stage khiến fan nhớ về tranh cãi trong quá khứ

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 4.

Dải màu quen thuộc với thế hệ 8X và 9X

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 5.

Dải màu sắc này đã quá quen thuộc với thế hệ 8x, 9x khi những chiếc ti vi mất tín hiệu còn đối với Gen Z bây giờ chắc lạ lẫm lắm!

Trong những năm 80-90, nhiều lúc ti vi sẽ xuất hiện một loạt các ô, các mảng màu như được xếp ngẫu nhiên và gần như bất động, cùng với tiếng "u u u" đây chính là những hình ảnh thông báo việc mất tín hiệu.

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 6.

Vào thời kỳ đầu của truyền hình vô tuyến, khi tín hiệu được truyền qua sóng hay còn gọi là tín hiệu analog, một trong những thách thức kỹ thuật của việc phát sóng truyền hình màu là làm thế nào để vừa truyền tải được màu sắc nhưng cũng tiết kiệm băng thông so với truyền hình đen trắng.

Do vậy, một giải pháp được Ủy ban hệ thống truyền hình quốc gia của Mỹ đưa ra là, thông tin về màu sắc sẽ được mã hóa riêng biệt so với thông tin về độ sáng (tín hiệu đen trắng) và làm giảm độ phân giải của thông tin màu để tiết kiệm băng thông. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa độ phân giải của tivi và tín hiệu sóng truyền đến sẽ gây ra sự sai lệch về màu sắc trên các thiết bị đèn hình.

Do vậy, để hiệu chỉnh các sai lệch này, người ta sử dụng các thẻ kiểm tra.

Được gọi là các test card, hay còn gọi là thẻ thử nghiệm hoặc các mô hình thử nghiệm, đây là một cách kiểm tra tín hiệu truyền hình, điển hình vào những thời điểm khi máy phát sóng đang hoạt động nhưng không có chương trình nào được phát. Chúng được sử dụng kể từ khi truyền hình phát sóng lần đầu tiên, các thẻ thử nghiệm ban đầu là các thẻ vật lý đặt tại nơi máy quay truyền hình hướng vào để đo đạc, căn chỉnh giữa các máy quay và ghi hình.

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 7.

Test card nổi tiếng trên truyền hình đen trắng ở Mỹ với hình thổ dân Indian

Các thẻ thử nghiệm điển hình bao gồm một tập hợp các mô hình nhằm cho phép các camera truyền hình và các máy thu có thể điều chỉnh để hiển thị hình ảnh một cách chính xác (như các vạch màu SMPTE). Phần lớn các thẻ thử nghiệm hiện đại bao gồm một tập hợp các vạch màu, giúp tạo ra một mô hình đặc thù của các điểm tổng hợp màu trên vectorscope, cho phép các sắc độ và dải màu có thể được điều chỉnh một cách chính xác giữa băng ghi hình và tín hiệu nạp vào mạng lưới.

Các vạch màu chuẩn SMPTE và hàng loạt các thẻ kiểm tra khác, bao gồm tín hiệu analog của màu đen (dạng sóng phẳng ở 7,5 IRE - đơn vị đo tín hiệu video tổng hợp - theo các mức của chuẩn NTSC), màu trắng hoàn toàn (100 IRE) và dải màu "dưới màu đen" hay còn "đen hơn cả màu đen" (ở 0 IRE). Các màu này đại diện cho mức điện áp thấp nhất được phép để truyền tải tần số thấp trong các chương trình phát sóng theo chuẩn NTSC.

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 8.

Các dải màu SMPTE theo chuẩn NTSC

Do việc điều chỉnh các dải màu, độ sáng cũng như độ tương phản của màn hình thường phụ thuộc vào các giới hạn về sự cảm nhận các dải màu dưới màu đen, một máy thu tín hiệu analog có thể được điều chỉnh để cung cấp độ trung thực màu ấn tượng hơn.

Mặc dù từng là những hình ảnh mang tính biểu tượng cho truyền hình của thập niên 70 và 80 khi truyền hình màu bắt đầu trở nên phổ biến tuy nhiên, các thẻ kiểm tra giờ đây đã trở thành của hiếm. Chúng ít khi được bắt gặp bên ngoài các hãng phim truyền hình hay các cơ sở phân phối chương trình.

Trên thực tế, các bộ vi điều khiển trong truyền hình analog, các chuẩn giao tiếp của truyền hình kỹ thuật số cũng như sự phát triển của các loại màn hình không đèn hình như LCD, đã làm vai trò của các thẻ kiểm tra trong việc đo đạc và căn chỉnh màu trở nên không còn cần thiết nữa.

Sân khấu concert gây tranh cãi của BTS từng rất quen thuộc với thế hệ 8x, 9x đời đầu, nhưng Gen Z chắc sẽ hỏi... nó là gì vậy? - Ảnh 9.

Test card của đài VTV vào năm 2002

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác làm cho hình ảnh của các thẻ kiểm tra này trở nên hiếm hoi hơn nữa là thời lượng của các chương trình phát sóng. Hiện tại, ở các nước phát triển như Anh hoặc Mỹ, sức ép về tài chính của các nhà phát sóng truyền hình thương mại buộc giờ phát sóng của các chương trình và các kênh truyền hình trả tiền lấp đầy 24 giờ mỗi ngày. Điều này cũng kéo theo các đài truyền hình phi thương mại cũng phải thích nghi với điều đó.

Việc thời lượng phát sóng được phủ kín như vậy cũng đồng nghĩa với việc không còn thời gian để các nhà phát sóng có thể hiển thị lại các hình ảnh thẻ kiểm tra như trước nữa. Dần dần những hình ảnh từng nổi tiếng một thời đó trở nên hiếm gặp hơn, và cuối cùng đã lùi dần vào dĩ vãng của lịch sử.