Mới đây, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Đột quỵ Châu Âu đã tiết lộ mối nguy hại của việc sử dụng gối quá cao tới sức khỏe. Nghiên cứu này cho biết, việc sử dụng gối quá cao có thể làm tăng nguy cơ bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD) - một trong những nguyên nhân gây đột quỵ.
Bóc tách động mạch vành tự phát (SCAD) là một tình trạng cấp cứu tim mạch hiếm gặp. Nó xảy ra khi một vết rách hình thành trong động mạch vành. Vết rách này có thể khiến máu tụ lại trong thành động mạch, tạo thành chứng phình động mạch, từ đó có thể gây đột quỵ hoặc tử vong.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 53 bệnh nhân bị bóc tách động mạch vành tự phát được điều trị tại một cơ sở y tế ở Nhật Bản từ năm 2018 đến năm 2023 và chọn 53 bệnh nhân mắc các bệnh khác trong cùng thời gian làm nhóm đối chứng để điều tra chiều cao của gối mà những người này sử dụng.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiều cao của gối có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ bóc tách động mạch đốt sống tự phát. Gối quá cao có thể làm tăng 10% tỷ lệ bóc tách động mạch đốt sống tự phát.
Cụ thể, kết quả cho thấy, bệnh nhân sử dụng gối có chiều cao trên 12 cm có nguy cơ mắc SCAD cao gấp 2,89 lần so với những người sử dụng gối có chiều cao dưới 12 cm. Và bệnh nhân sử dụng gối có chiều cao trên 15 cm có nguy cơ mắc SCAD cao gấp tới 10,6 lần.
Nguyên nhân là bởi gối quá cao có thể khiến cổ bị cong quá mức, chèn ép vào động mạch đốt sống, từ đó làm tăng nguy cơ bóc tách động mạch vành tự phát. Từ đây, các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên khi lựa chọn gối:
- Chiều cao của gối phải phù hợp để hỗ trợ đường cong tự nhiên của cổ. Nói chung, chiều cao của gối phải cao bằng vai khi nằm ngửa, tốt nhất là không quá 12 cm.
- Độ mềm của gối vừa phải. Gối quá mềm hoặc quá cứng đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến cổ.
- Gối nên được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển.
Ngoài việc lưu ý khi sử dụng gối, những thói quen trước khi đi ngủ dưới đây cũng có thể gây hại cho sức khỏe
1. Thường xuyên thức khuya
Những người thường xuyên thức khuya có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư. Nhiều người trẻ thường xuyên có thói quen này mà không biết nó không những khiến cơ thể mệt mỏi, giảm hiệu quả làm việc, học tập ở hiện tại mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư về lâu dài.
Điều này chủ yếu do các cơ quan nội tạng chủ yếu bước vào quá trình tự chữa lành, tái tạo những tổn thương, nghỉ ngơi sau khi hoạt động liên tục vào ban ngày... khi con người ngủ. Thức khuya lâu ngày và thiếu ngủ không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch mà còn tăng khối lượng làm việc của các cơ quan nội tạng.
Về lâu dài, khi cơ quan nội tạng tổn thương ở mức độ nhất định thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng cao. Thường xuyên thức khuya sẽ có thể dẫn đến ung thư.
2. Uống rượu trước khi ngủ
Nhiều người có thói quen uống rượu khi đi ngủ vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, thói quen này thực sự có hại cho gan bởi ethanol trong rượu rất khó chuyển hóa, uống trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan buộc phải làm việc nhiều hơn và không được nghỉ ngơi, chữa lành. Về lâu dài, việc lạm dụng rượu sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho gan và tăng nguy cơ mắc cá bệnh về gan và thậm chí là dẫn đến ung thư.
Không chỉ vậy, dù thời gian bắt đầu giấc ngủ đối với những người uống rượu thường ngắn hơn và một số người đi vào giấc ngủ sâu khá nhanh nhưng sau khi ngủ vài giờ, ảnh hưởng rượu sẽ gây ra một loạt các gián đoạn trong suốt nửa sau của đêm.
3. Ăn vặt trước khi đi ngủ
Theo các nghiên cứu lâm sàng, nhiều người mắc bệnh ung thư thích ăn đồ ăn vặt vào đêm khuya trước khi đi ngủ. Điều này chủ yếu là do đồ ăn vặt vào đêm khuya phần lớn là những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ, chứa nhiều dầu mỡ, muối cũng như nhiều chất phụ gia có hại. Lâu dài dễ khiến tế bào ung thư phát triển.
Cùng với đó, việc thường xuyên ăn no trước khi đi ngủ sẽ làm tăng khối lượng công việc của đường tiêu hoá trong khi ngủ, có thể dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu, mệt mỏi và lâu dài có thể gây ung thư.
Không chỉ vậy, việc ăn trước khi đi ngủ sẽ khiến hệ tiêu hóa buộc phải hoạt động, máu sẽ tập trung tại đường tiêu hóa, tốc độ tiêu hóa thức ăn suy giảm và làm tăng độ nhớt máu. Từ đó dễ hình thành các cục máu đông và dẫn đến nhồi máu não cũng như các bệnh về tim mạch khác.
Nguồn: edh.tw