Rớt dâu mà đau bụng theo 5 kiểu này ngang mang "bom nổ chậm", cần đi khám gấp

Ngọc Ái, Theo Phụ nữ mới 00:00 01/11/2024
Chia sẻ

Nhiều chị em cho rằng đau bụng là chuyện bình thường khi rớt dâu nên không quá để tâm. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm.

Mỗi kỳ hành kinh - hay thường gọi rớt dâu là cơn ác mộng của nhiều chị em. Bởi vì họ phải trải qua nhiều cảm giác khó chịu về cả thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt là cơn đau bụng kinh dai dẳng.

Theo bác sĩ sản phụ khoa Zhang Yuqin (Đài Loan, Trung Quốc), đau bụng khi hành kinh là điều phổ biến nhưng không có nghĩa là nó không nguy hiểm. Nếu bạn đau bụng theo 5 kiểu này thì cần tới bệnh viện sớm để phát hiện các vấn đề sức khỏe và điều trị kịp thời:

1. Đau bụng dữ dội, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày

Đau bụng kinh nặng đến mức không thể rời khỏi giường hay làm các hoạt động hàng ngày là dấu hiệu cảnh báo quan trọng. Các cơn đau kéo dài có thể khiến bạn mất ngủ, khó tập trung và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc. Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất ở tình trạng này là lạc nội mạc tử cung. Tức tình trạng khi mô nội mạc tử cung phát triển ngoài tử cung, gây đau đớn dữ dội. Đương nhiên, nó cũng có thể do khối u ở tử cung hoặc buồng trứng.

Rớt dâu mà đau bụng theo 5 kiểu này ngang mang "bom nổ chậm", cần đi khám gấp- Ảnh 1.

Đau bụng kinh dữ dội tới mức ảnh hưởng tới các hoặt động hàng ngày thì cần đi khám ngay (Ảnh minh họa)

2. Uống thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng

Thông thường, đau bụng kinh nhẹ có thể giảm bớt nhờ chườm nóng hoặc uống thuốc giảm đau chuyên dụng. Tuy nhiên, nếu cơn đau không thuyên giảm mà thậm chí tăng lên khi dùng thuốc thì đây là dấu hiệu bất thường. Bác sĩ Zhang chi biết, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng thường gặp nhất u xơ tử cung. Là một loại khối u lành tính gây cản trở quá trình lưu thông máu trong tử cung và làm cơn đau trở nên dữ dội hơn.

3. Kinh nguyệt nhiều bất thường hoặc lẫn nhiều cục máu đông khi đau bụng

Lượng kinh nguyệt bất thường hoặc xuất hiện nhiều cục máu đông lớn có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Khi cơ thể phải mất lượng máu nhiều, bạn dễ bị thiếu máu và mệt mỏi, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung. Bác sĩ Zhang nhấn mạnh rằng, nếu nhận thấy lượng máu kinh tăng đột ngột và không giảm trong vài ngày, hãy tìm đến bác sĩ để kiểm tra. Nếu có nhiều cục máu đông, hãy cẩn trọng với các khối u tử cung.

4. Đau bụng kèm đau vùng chậu dữ dội, dai dẳng

Cảm giác đau vùng chậu khi tới tháng không quá hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu cơn đau này quá dữ dội, xuất hiện sớm trước kỳ hành kinh hoặc hết hành kinh vài ngày mà chưa biến mất thì nên đi khám. Điều này có thể bắt nguồn từ các bệnh lý viêm nhiễm vùng chậu - một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công các cơ quan sinh sản. Triệu chứng này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không được điều trị kịp thời. Hoặc là dấu hiệu của khối u ở tử cung, buồng trứng nguy hiểm.

5. Đau bụng kèm buồn nôn, nôn, chóng mặt hoặc sốt

Rớt dâu mà đau bụng theo 5 kiểu này ngang mang "bom nổ chậm", cần đi khám gấp- Ảnh 2.

Đau bụng kinh mà kèm buồn nôn, sốt cao thì rất có thể là dấu hiệu vấn đề sức khỏe cấp tính (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Zhang cảnh báo rằng cơn đau bụng kinh đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt hoặc sốt có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn. Đôi khi, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của viêm vùng chậu hoặc nhiễm trùng cấp tính, võ hoàng thể, khối u tiến triển nặng… Bà khuyến nghị rằng khi xuất hiện các triệu chứng này, đừng cố gắng chịu đựng mà hãy đến cơ sở y tế ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguồn và ảnh: ETtoday, Women’s Health

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày