Ra mắt năm 1988, Mộ Đom Đóm (Grave of the Fireflies) là một trong những kiệt tác điện ảnh Nhật Bản đầy xúc động và bi thương giữa bóng tối chiến tranh.
Câu chuyện về 2 anh em Seita và Setsuko đã khiến rất nhiều khán giả rơi nước mắt với cái kết quá bi kịch. Đến hiện tại, nhiều người vẫn xem đi xem lại tác phẩm này, những người đã xem thì đều dành lời khen ngợi với những ẩn ý, câu chuyện có thật đằng sau bộ phim hoạt hình này.
Trong đó, phải kể đến ẩn ý bên trong poster Mộ đom đóm mà đến nay vẫn có nhiều người chưa biết hoặc chưa hiểu hết được.
Theo tờ Chinatimes, một số cư dân mạng đã phát hiện ra điểm bất thường ở poster Mộ đom đóm, những đốm sáng không phải là những con đom đóm như nhiều người hay nhiều bài viết vẫn đăng tải. Theo đó, trên thực tế khi điều chỉnh ảnh sáng của poster lên, lộ rõ bên trong là hình ảnh của một chiếc máy bay B-29 đang thả bom. Hóa ra những đốm sáng mà ai cũng tưởng là đom đóm lại là một cơn mưa đạn trút xuống từ bầu xám xịt.
Điều này cũng trùng khớp với ý nghĩa của tựa gốc tiếng Nhật của phim "Hotaru No Haka" - không phải ám chỉ đom đóm mà ám chỉ ngọn lửa chiến tranh. Điều này cũng hoàn toàn đúng với bối cảnh của phim - thời kỳ hậu thế chiến thứ II, khi nước Nhật sống trong sự đen tối, bi thảm của chiến tranh. Rất nhiều phân đoạn trong phim tác giả đã thể hiện cảnh bom rơi đạn lạc sáng rực trời, rợn ngợm một cách đáng sợ.
Ngoài ra, nhiều người cũng cho rằng đốm sáng trong poster còn bao hàm nhiều ý nghĩa ẩn dụ khác nhau. Ví như đó là câu chuyện ẩn chứa về sự tầm thường và mong manh của cuộc sống trong chiến tranh, những niềm hy vọng của con nhiều tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng vẫn luôn tồn tại.
Tiếp đến là hình ảnh chiếc ô rách trong poster.
Trong phim, khi đang chơi ở bãi biển, Seita nhớ lại lần cả nhà cùng nhau đi biển. Khi đó, mẹ anh mặc một bộ kimono đẹp mắt, tay cầm một chiếc ô giấy màu đỏ, gọi hai anh em về nhà ăn tối. Lúc này, một cơn gió bất ngờ thổi đến, chiếc ô trên tay mẹ cậu bạn bay đi - điều này cũng ngầm ý tượng trưng cho việc người mẹ vốn dĩ như một chiếc ô bảo vệ cho hai đứa con (hai đứa trẻ) đã bị ngọn lửa chiến tranh bất ngờ “nuốt chửng”.
Trở lại thực tế, Seita cũng xin ông chủ một chiếc ô khi đi mua sắm trên phố, nhưng lúc này cậu bạn chỉ có thể nhận được một chiếc ô giấy cũ đã rách nát. Điều này cũng tượng trưng cho việc những đứa con mất đi sự bảo vệ của gia đình - có ô nhưng nắng và mưa vẫn lọt vào được, anh em chỉ biết nương tựa vào nhau đi qua sóng gió của cuộc đời.
Thế mới thấy, đây không chỉ là tác phẩm đơn thuần mà còn ẩn chứa nhiều câu chuyện mang tính đời sống, nhân văn sâu sắc.
Ngoài hình ảnh đốm sáng và chiếc ô rách thì hộp kẹo trong phim cũng không đơn thuần.
Hũ kẹo mà cô em yêu quý là một trong những đồ vật quan trọng xuyên suốt cốt truyện, đồng thời nó cũng tượng trưng cho hành trình từ ngây thơ đến lúc trưởng thành của hai đứa trẻ. Lúc đầu, người anh trai tìm thấy lọ kẹo khi đi sơ tán và đưa nó cho em gái.
Cả hai vui vẻ chia nhau kẹo trái cây bên trong. Tuy nhiên, khi số kẹo trong lọ dần cạn kiệt, hai anh em cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, bao gồm bạo lực bằng lời nói và sự đối xử khác biệt của dì, bán cả quần áo của mẹ đã qua đời để có tiền, mua thực phẩm sống qua ngày.
Cuối cùng, khoảnh khắc lọ kẹo trống rỗng cũng là lúc Seita và em gái quyết định rời khỏi nhà dì và nương tựa vào nơi trú ẩn tránh bom. Tuy nhiên, quyết định này cũng đẩy họ đi đến cái chết.
Hai anh em cuối cùng đã bị thực tế đánh bại. Setsuko dần suy yếu do suy dinh dưỡng lâu ngày, thậm chí cô còn nhầm hòn đá với nước trái cây và ăn nó. Cuối cùng, Seita cũng đã đã bỏ tro hỏa táng của em gái mình vào lọ kẹo và mang theo bên mình, như thể anh hy vọng có thể giữ được em gái mình trong thời gian vui vẻ khi lọ kẹo vẫn còn đầy và anh luôn có thể ghi nhớ nó.
(Tổng hợp)