Nghề y từ lâu đã được coi là một nghề cao quý nhưng vất vả và rủi ro nghề nghiệp cao. Ngoài các bác sĩ, y tá hay các điều dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân.
Do đặc thù nghề nghiệp mà các y tá thường là nữ, vậy thì trong công việc hằng ngày, khi phải đối mặt với các bệnh nhân khác giới thì nữ y tá có cảm thấy bất tiện hay hay ngại ngùng hay không? Câu trả lời đã được những người trong ngành tiết lộ!
Đối với những người học ngành Y mà nói, vấn đề đầu tiên mà họ phải xử lý tốt chính là tâm lý. Trong các ngành khác có thể sự phân biệt nam nữ, nhưng trong ngành Y thì mọi bệnh nhân là bình đẳng, bác sĩ hay y tá đều có nhiệm vụ đối xử bình đẳng với bệnh nhân. Việc ngại ngùng của nữ y tá là trở ngại với nghề nghiệp mà họ phải tự tìm cách loại bỏ.
Mọi bác sĩ, y tá đều có nhiệm vụ đối xử bình đẳng với bệnh nhân của mình (Ảnh: Internet)
Ngành y luôn là một trong những ngành thiếu hụt về nhân sự, khối lượng công việc của các bác sĩ và y tá cũng rất nhiều, do đó, với các nữ y tá mà nói, họ không có thời gian cho phép mình phân biệt nam hay nữ để trì hoãn công việc.
Thực tế thì, sự ngại ngùng giữa y tá và bệnh nhân khác giới cũng là chuyện hết sức bình thường, dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý.
Nhiều giải pháp được đưa ra để tránh sự ngại ngùng ảnh hưởng tới việc chăm sóc bệnh nhân, như kéo rèm ngăn cách giữa mặt bệnh nhân nam và nữ y tá khi xử lý các vấn đề liên quan tới vùng kín, hay là để các y tá nam phụ trách vấn đề của bệnh nhân nam. Như vậy, vấn đề tâm lý sẽ được giải quyết để tập chung cho việc chăm sóc và chữa trị của bệnh nhân.