Nữ sinh bá đạo xuất chiêu nhắn tin thượng thừa bất chấp một nửa màn hình đã "cháy" đen ngòm

Hà Thu, Theo Trí Thức Trẻ 10:30 26/02/2019

Cần bao nhiêu năm tu luyện mới có thể đạt đến đỉnh cao võ nghệ nhắn tin thế này nhỉ?

Với tốc độ phát triển công nghệ 4.0 hiện nay, ngày càng có nhiều smartphone xịn mà giá rẻ ra đời, đáp ứng nhu cầu nâng cấp thường xuyên của mỗi người dùng. Chỉ cần bỏ ra một số tiền không quá lớn, việc thay smartphone đều đặn để trở nên sành điệu hoặc do hỏng hóc cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế, hầu như không ai có ý định giữ lại một chiếc smartphone quá lâu, quá cũ, quá "nát" để dùng làm gì, chẳng tiết kiệm được bao nhiêu mà lại còn dễ gây ức chế.

Thế nhưng, trường hợp của nữ sinh có một không hai này thì lại khác:

"Level nhắn tin của anh chị em đến đoạn này chưa nhỉ?"

Video trên đang là một trong những tâm điểm được bàn tán và chia sẻ rầm rộ trên Facebook những ngày gần đây. Không chỉ là skill đỉnh cao của cô gái trong clip, mà chính độ kiên trì và “trung thành” của mình với chiếc smartphone khiến người xem khâm phục hết nấc. Từng cái chạm ngón tay gõ phím chính xác đến không ngờ, thậm chí chẳng có lần nào chúng ta thấy cô gái cần nhấn nút xoá vì gõ sai cả.

Nữ sinh bá đạo xuất chiêu nhắn tin thượng thừa bất chấp một nửa màn hình đã cháy đen ngòm - Ảnh 2.

Dù vậy, khá nhiều người cũng thắc mắc tại sao màn hình chiếc smartphone dù đen ngòm nhưng vẫn nhắn được bình thường. Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức chung, màn hình cảm ứng hiện nay có 2 phần quan trọng tách biệt là tấm nền (ở bên trong) và kính bảo hộ (lớp ngoài cùng, là phần ngón tay chúng ta tiếp xúc). Có lẽ phần màu đen chỉ gây ảnh hưởng chủ yếu đến kính bên ngoài hoặc bề nổi, chứ không ảnh hưởng tới chức năng cảm ứng và nhận biết hành động gõ phím.

Ít nhất thì việc quen với cảm giác tay gõ không cần nhìn màn hình cảm ứng cũng được coi là skill ở cảnh giới cao cấp, không phải ai cũng thẩm thấu được. Bàn phím máy tính thông thường còn có mặt phím gập ghềnh để cảm nhận lướt qua, còn màn hình phẳng lì thì chỉ có thể... học thuộc cả kích cỡ, cảm giác lẫn giao diện như lòng bàn tay mới làm được như vậy thôi.