Nói thật: Tôi chưa một lần cạn ví vào cuối tháng, tất cả là nhờ 6 mẹo hay

Phác Thái Anh, Theo Phụ Nữ Số 16:08 27/11/2024
Chia sẻ

Tin tôi đi, áp dụng những mẹo này chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm được 1 khoản kha khá.

Tình cảnh cạn ví vào cuối tháng là nỗi lo sợ của nhiều người. Trước đây tôi cũng sợ lắm, nhưng kể từ khi hình thành 1 số thói quen sống và mua sắm, tôi thấy tài chính của mình được cải thiện đáng kể. Ít nhất là không rơi xuống mức báo động, đặc biệt là vào những ngày cuối tháng.

1. Dùng bánh xà phòng thay cho nước rửa tay

Cá nhân tôi thấy dùng bánh xà phòng tiết kiệm hơn hẳn do với dùng nước rửa tay. Về cơ bản, 2 món này có hiệu quả tương đương nhau, đều dùng để rửa sạch tay và cơ thể. Tuy nhiên, nếu xét về khả năng sử dụng lâu dài, bánh xà phòng sẽ có ưu thế hơn hẳn vì mỗi lần sử dụng chỉ cần lấy 1 lượng nhỏ. 

Tùy vào tần suất sử dụng, bánh xà phòng thường dùng được 2 - 3 tháng còn nước rửa tay sẽ nhanh hết hơn, thường chỉ dùng được 1 tháng. 

Nói thật: Tôi chưa một lần cạn ví vào cuối tháng, tất cả là nhờ 6 mẹo hay- Ảnh 1.

2. Tận dụng tối đa mọi thứ

Đồ dùng trong nhà tôi, đặc biệt là các sản phẩm dạng tuýp như sữa rửa mặt, kem dưỡng tay, kem đánh răng… sau khi dùng hết, tôi không vứt đi mà sẽ cắt đôi thân tuýp. 

Phải nói rằng, trước đó dù có vắt kiệt thế nào thì bên trong sản phẩm vẫn còn sót 1 lượng nhỏ. Cho nên chỉ cần cắt thân tuýp ra, tôi có thể dễ dàng "vét" sạch từng giọt. Tất cả đều là tiền, nên tôi thực lòng không muốn phí phạm chút nào.

Nói thật: Tôi chưa một lần cạn ví vào cuối tháng, tất cả là nhờ 6 mẹo hay- Ảnh 2.

3. Mua mỹ phẩm cận date

Tôi có thói quen mua mỹ phẩm cận date (sắp hết thời hạn sử dụng) để tiết kiệm tiền. Thông thường tôi sẽ mua những món có dung tích nhỏ và còn khoảng 1 - 1,5 năm sử dụng. Yên tâm là chúng vẫn trong hạn dùng nên tất nhiên vẫn đảm bảo chất lượng.

Còn 1 điểm nữa, đó là với những mỹ phẩm chưa từng sử dụng, tôi thường mua sample để dùng thử. Nếu hợp thì mới mua loại có dung tích lớn. Về cơ bản các dòng sample có giá khá rẻ nên không tốn nhiều chi phí. Đôi khi tôi còn chăm chỉ săn sale để được tặng sample, thành thử ra không mất tiền mà vẫn có thể dùng thử sản phẩm.

Nói thật: Tôi chưa một lần cạn ví vào cuối tháng, tất cả là nhờ 6 mẹo hay- Ảnh 3.

4. Cho những món cần mua vào giỏ hàng

Tôi gọi đây là "phương pháp ngược" vì có thể nó chỉ đúng với cá nhân tôi. Khi mua sắm online, thao tác "bỏ vào giỏ hàng" thường là khi mọi người sẵn sàng mua sắm 1 món đồ nào đó.

Nhưng tôi thì không hẳn. Tôi sẽ thêm những món mình thích vào giỏ hàng, ngắm nghía chán chê nhưng tuyệt nhiên không bấm "thanh toán". Bởi tôi có cảm giác chỉ cần mình nhìn 1 món nào đó quá nhiều lần sẽ lập tức giảm cảm giác ham muốn. Tôi thấy cách này rất hữu ích, chúng đã nhiều lần ngăn cản được tính mua sắm bốc đồng của tôi. Nếu 1 món đồ tôi ngắm nhiều, ngắm lâu mà vẫn muốn mua, chứng tỏ chúng cần thiết ở thời điểm đó, khi ấy tôi mới chi tiền để rước về. 

Nói thật: Tôi chưa một lần cạn ví vào cuối tháng, tất cả là nhờ 6 mẹo hay- Ảnh 4.

5. Tiêu tiền mặt

Nghe có vẻ hơi ngược đời khi tiêu tiền mặt trong thời đại số, khi mà người người nhà nhà đều chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán điện tử. Nhưng thú thật, đây đúng là 1 trong những cách thức lý tưởng để tôi tiết kiệm tiền.

Điều này thực ra không có gì phức tạp, chủ yếu là do tâm lý. Khi thanh toán điện tử, vì không trực tiếp nhìn thấy tiền mặt, tôi dễ dàng tiêu xài mà không có cảm giác xót tiền. Ngược lại, khi cầm tiền mặt để trả hóa đơn, cảm giác tiếc tiền trào dâng khiến tôi chi tiêu dè dặt hơn. Từ đó ngăn chặn việc tiêu pha quá mức.

Nói thật: Tôi chưa một lần cạn ví vào cuối tháng, tất cả là nhờ 6 mẹo hay- Ảnh 5.

6. Mua sắm online

Thao tác mua sắm online của tôi có hơi phức tạp, nhưng cảm nhận cá nhân là khá hiệu quả trong việc tiết kiệm tiền.

Khi tìm được món đồ yêu thích trên sàn thương mại, tôi thường bấm vào món đồ đó rồi kéo xuống gần cuối. Các sàn thương mại điện tử thường sẽ nhận diện được sở thích của người dùng nên liên tục gợi ý những món đồ tương tự ở khu vực này, giá đắt hơn cũng có mà rẻ hơn cũng không thiếu. Thông thường, tôi sẽ chọn những món giá rẻ, tất nhiên vẫn kiểm tra kỹ lượt bán và lượt đánh giá của những khách hàng trước để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt.

Tôi thường áp dụng "công thức" này cho hầu hết món đồ mà tôi mua online trên các sàn thương mại điện tử, trừ những sản phẩm có thương hiệu riêng.

Nguồn: Toutiao


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày