Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Mong bán hết chỗ đào để kịp về ăn bữa cơm tất niên, năm nào cũng về muộn buồn lắm”

Hương Cherry, Theo Trí Thức Trẻ 09:37 04/02/2019
Chia sẻ

Ngồi bên cạnh những cành đào phai đang bung nở mấy nụ hoa cuối cùng trong ngày cận Tết, rất nhiều người nông dân từ tỉnh lẻ lên Hà Nội vẫn không ngừng lo lắng về mâm cơm tất niên còn thiếu thốn của gia đình mình. Họ bảo, không bán hết chỗ đào này thì chẳng dám về quê ăn Tết!

Trong khi hàng ngàn người dân Thủ đô đang hòa mình vào không khí nhộn nhịp của những ngày giáp Tết thì ở đâu đó trên góc đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, HN), nhiều nông dân đem đào và quất từ quê lên bán lại vẫn cảm thấy man mác buồn. Bởi nay đã 30 Tết mà nhiều người vẫn chưa bán hết số đào quất hay cây cảnh của mình.

Họ bảo, cả năm chỉ biết trông chờ vào vụ đào, quất này chứ có mấy sào ruộng cày mãi vẫn không đủ ăn. Nhiều người tâm sự năm nay giá hoa khá rẻ, nhiều khi khách hàng mặc cả giảm giá sâu thế nhưng cũng nhanh nhanh để bán bớt vì sợ đến chiều 30 Tết chưa hết lại phải đem vứt đi.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 1.

Những người nông dân chở quất và đào từ Hưng Yên lên Hà Nội bán trong dịp Tết Nguyên đán.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 2.

Ai mặc cả thế nào họ cũng chấp thuận, trừ khi bị ép giá quá thì họ mới từ chối.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 3.

Những chậu quất được bày bán trên đường Lạc Long Quân có mức giá khá rẻ, chỉ từ 150 ngàn đồng/ chậu cỡ vừa.

Vừa vãn khách, anh Hồ Văn Tấn (36 tuổi, quê Hưng Yên) mới dám đưa đôi bàn tay chai sạn lên lau mồ hôi trên trán, tạm gác lại việc mời chào khách mua quất mà tâm sự rằng: "Tôi mang quất lên bán từ hôm 23 tháng Chạp, túc tắc bán cũng kiếm được đôi chút.

Nhưng mà chị xem, nhà tôi có bốn đứa con nheo nhóc, ngoài vườn quất thì chỉ có sào ruộng là kiếm ra tiền thôi. Giờ mà không bán hết chỗ quất này tôi không dám về nhà nữa bởi không đủ tiền sắm sửa Tết nhất cho gia đình. Nhìn vợ con mặc quần áo cũ, lại rách chỗ nọ, vá chỗ kia tôi cũng thấy chạnh lòng".

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 4.

Ông Hậu, một người đứng bán đào trên phố Lạc Long Quân tâm sự: "Tôi ngần này tuổi rồi, chẳng làm gì ra tiền để phụ giúp con cháu nên đành phải đứng đây bán đào từ hôm 23 tháng Chạp. Mà đào này tôi cũng mua lại từ người khác, chứ nhà không trồng được. Tôi sẽ cố gắng bán đến chiều 30 Tết, sau đó gom góp tiền để mua cho các cháu bộ quần áo mới. Chắc chúng nó thích lắm".

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 5.

Ông Hậu lấy lại đào từ người khác để bán mong kiếm chút tiền lời mua sắm quần áo cho cháu

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 6.

Bà Hoa mong cố gắng bán hết hoa sớm để về gia bên gia đình

Còn bà Hoa cho biết: "Năm nay tôi chỉ mong sớm bán được hết chỗ đào này để về nhà chuẩn bị mâm cơm tất niên, quây quần bên gia đình. Chứ năm nào cũng chiều muộn của ngày 30 Tết mới được về nhà, buồn lắm!".

"Mấy nhà chung nhau một chuyến xe tải, chở đào từ quê lên Hà Nội bán nhằm kiếm thêm thu nhập. Nhưng người bán thì đông, mà đào với quất lại quá nhiều nên có khi ngồi cả buổi mới bán được hai, ba cành. Chỗ đào này tới chiều không bán hết thì có nước bỏ đi thôi!", bà Mính thở dài.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 7.

Năm nay do đào quất từ nhiều địa phương chở đến nên cũng vì thế mà bán khá chậm

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 8.

Những người nông dân nghèo còn nhận vận chuyển thuê đào và quất trong dịp Tết để kiếm thêm thu nhập.

Còn ở trên đường Láng, mỗi cành đào thường có giá dao động từ 150 – 500 ngàn đồng/cành. Riêng những gốc đào thế, đào lâu năm hay đào rừng thì giá sẽ cao hơn nhiều, riêng giá cho thuê đã lên tới cả chục triệu đồng. Còn các loại cây cảnh chơi Tết khác cũng không có sự biến động nhiều về mặt giá cả so với năm ngoái.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 9.

Đào và quất chơi Tết được nông dân nhà vườn bày bán dọc theo tuyến đường Láng.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 10.

Những chậu quất mini được bán với mức giá dao động từ 300 – 380 ngàn đồng/ chậu. Còn cây quất cỡ lớn có mức giá trên 800 ngàn đồng.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 11.

Nhiều người dừng xe hỏi mua hoa.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 12.

Các món đồ dùng để treo trang trí trên cây quất được bán với mức giá từ 10 – 20 ngàn đồng một chiếc.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 13.

Người dân thường tự chở cành đào nhỏ về nhà.

Trái ngược với câu chuyện buồn của những người nông dân ấy, thì không khí tại chợ hoa Hàng Lược lại tấp nập và rộn ràng hơn với từng dòng phương tiện đông đúc đang nối đuôi nhau nhích từng chút một. Nơi này đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của người dân Thủ đô vào mỗi dịp cuối năm, và chỉ họp chợ duy nhất một phiên từ 23 tháng Chạp đến chiều 30 Tết.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 14.

Khu vực gửi xe vào chợ hoa Hàng Lược lúc nào cũng kín chỗ.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 15.
Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 17.

Nhiều người tranh thủ khoảng thời gian rảnh rỗi trong những ngày giáp Tết để đi ngắm phố phường, hòa mình vào không khí nhộn nhịp của tiết trời mùa xuân.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 18.

Các loại hoa và cây cảnh được bày bán trên chợ hoa Hàng Lược khá đa dạng với mức giá phải chăng, một cành đào dao động từ 120 – 250 ngàn đồng tùy kích cỡ.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 19.

Khung cảnh đông đúc tại chợ hoa Hàng Lược những ngày cuối năm.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 20.

Nhịp sống tại khu vực này như trở nên hối hả hơn bao giờ hết.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 22.

Do chợ hoa quá đông đúc nên ông bố trẻ phải cõng con trai lên vai vì sợ con đi lạc.

Phố Hàng Ngang, Hàng Đào và chợ Đồng Xuân cũng trở nên ùn tắc nghiêm trọng vào dịp giáp Tết.

The đó, người dân thường ghé tới đây để mua sắm quần áo và giày dép được các cửa hàng xả kho với mức giá khá rẻ: áo khoác dao động từ 200 – 400 ngàn đồng, chân váy từ 80 – 120 ngàn đồng, riêng quần áo trẻ con chỉ dưới 100 ngàn đồng. Nếu khéo mặc cả, khách hàng còn mua được nhiều món đồ với mức giá rẻ hơn thế rất nhiều.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 23.

Chợ Đồng Xuân tấp nập toàn người và xe cộ qua lại.

Nỗi niềm của những người chở Tết đi khắp phố phường: “Không bán hết chỗ đào này, tôi chẳng dám về quê ăn Tết” - Ảnh 25.

Quần áo giảm giá được bày bán rộng rãi trên nhiều tuyến phố lớn, đặc biệt là ở Hàng Ngang và Hàng Đào.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày