Năm 2004, Hàn Quốc đã công chiếu bộ phim A moment to remember (Khoảnh khắc để nhớ) nói về một người phụ nữ 20 tuổi bị mắc bệnh Alzheimer khi còn trẻ và ký ức dần biến mất theo năm tháng. Cuối cùng, sau một đêm tỉnh dậy cô không còn nhớ gì cả, ngay cả chồng mình, người đầu ắp tay gối mỗi đêm cô cũng xem như xa lạ.
Bộ phim A moment to remember (Khoảnh khắc để nhớ).
Trên thực tế, ngoài đời thực nỗi đau mất trí nhớ ở tuổi già cũng ám ảnh không kém. Những bệnh nhân mắc bệnh này đã khiến cho họ và gia đình luôn sống trong sự đau khổ không có việc gì có thể diễn tả được.
Tại Trung Quốc, tuổi thọ trung bình năm 2018 là 77 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer trong dân số trên 85 tuổi chiếm 40 - 50%. Theo thống kê, trên thế giới cứ 3 giây là tăng thêm 1 bệnh nhân bị Alzheimer.
Nhân ngày Alzheimer thế giới 21/9, báo tin tức Hàng Châu đã đăng tải câu chuyện về những người lớn tuổi bị bệnh Alzheimer cũng như cho mọi người biết được nỗi đau mà gia đình phải đối diện với sự thật này. Tại khoa thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Chiết Giang, có một câu chuyện về người phụ nữ bị bệnh Alzheimer và được con trai kể lại trong sự ngỡ ngàng khi mới biết mắc bệnh.
Ảnh minh họa.
Mẹ anh Lâm (tên đã được thay đổi) năm nay 67 tuổi, bà bị chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ vào 7 năm trước. Trước khi về hưu, mẹ anh Lâm là một kế toán viên, bộ não của bà vô cùng nhanh nhạy và hiếm khi gặp rắc rối trong công việc. Bà Lâm là người phụ nữ giỏi giang, thành đạt và làm tốt công việc của mình trong mấy thập kỷ qua. Anh Lâm giãi bày, việc rất đơn giản là ra ngoài mua đồ, mẹ anh cũng tính nhanh hơn người bán hàng.
Khi hơn 50 tuổi, bà Lâm đã về hưu, bà dành toàn bộ thời gian để chăm sóc cháu nội và giúp đỡ công việc của các con. Anh Lâm bình thường đi làm bận rộn, không có thời gian chăm sóc con nên quyết định thuê bảo mẫu. Bà Lâm không cho nên nói rằng hãy để bà nội trông cháu. Sau tất cả, toàn bộ thời gian bà Lâm đều dành cho cháu trai của mình.
Ảnh minh họa.
Anh Lâm nhớ lại, vào 7 năm trước, có một lần anh phải làm thêm giờ, vì vậy anh nói mẹ rằng hôm nay trường cho cháu nghỉ nên mẹ không cần đưa đón, nhưng rốt cuộc bà đã đến trường đón cháu mà còn đi nhầm chỗ. Sau khi đi về nhà, bà Lâm tự trách mình, nhưng anh Lâm đã an ủi mẹ rằng không sao cả. Điều này rất bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này càng ngày càng thể hiện rõ hơn. Bà Lâm bắt đầu đi nhầm trường, cũng không còn nhớ thời gian đưa đón cháu. Có một lần, đứa trẻ ở trường đợi bà rất lâu nhưng không thấy, cuối cùng cô giáo phải gọi cho bố thì anh Lâm mới biết đến sự kỳ lạ của mẹ.
Ban đầu, gia đình anh Lâm không dám nghĩ đến bệnh Alzheimer. Anh không tin được mẹ mình có thể bị mất trí nhớ? Tuy nhiên, anh vẫn âm thầm hỏi thăm bạn bè và lên mạng tra cứu triệu chứng của bệnh. Cuối cùng, sau một lúc thuyết phục anh quyết định đưa mẹ đến khoa Thần Kinh bệnh viện Đại học Chiết Giang để kiểm tra thì hóa ra bà thật sự mắc bệnh Alzheimer.
Anh Lâm chia sẻ, tình hình sức khỏe của mẹ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bà Lâm dần dần không thể nhớ được mọi thứ, tệ hơn là bà không thể nhớ được ai với ai, giống như một người xa lạ đối với gia đình.
Bà Lâm đã từng đi lạc một lần. Anh Lâm kể rằng, có một buổi sáng bố anh đưa mẹ đi mua thức ăn ở chợ. Khi ông đang đứng trả tiền, nghĩ rằng bà đang đứng đằng sau nhưng quay lại thì không thấy nữa. Ông Lâm đã sợ hãi và tìm khắp xung quanh nhưng không thể. Ông đã gọi cho con trai, cả gia đình cùng nhau đi tìm bà Lâm. Cuối cùng, tối hôm đó họ mới phát hiện ra bà ngồi bên bờ hồ gần nhà.
Sau sự việc này, ông Lâm cứ nhìn vào vợ mình, trong lòng không khỏi đau lòng vì sợ rằng bà sẽ rời bỏ ông lần nữa. Bà Lâm lúc này không muốn ở nhà, trong đầu bà chỉ muốn ra ngoài nhưng trong ý thức bà không biết mình sẽ làm gì ở ngoài. Ngày qua ngày, bà Lâm không còn nhận ra ai trong gia đình nữa, ngay cả cháu nội yêu quý bà từng dành rất nhiều thời gian chăm sóc đến giờ cũng không thể nhận ra. Mỗi lần bà Lâm muốn ra ngoài, ông Lâm không cản mà lầm lũi phía sau để bảo vệ bà.
Ông Lâm tâm sự với con trai, sau sự việc bà Lâm đi lạc, ông cảm thấy rất sợ và nghĩ đến một ngày bà đi và không quay trở lại nữa. Trong suốt 7 năm qua, anh Lâm nói rằng mẹ không biết anh là ai. Mỗi lần gội đầu cho mẹ, bà sẽ chống cự và xấu hổ. "Đó là sự nổi loạn, chống lại của người già".
Sau khi bà Lâm bị bệnh, người đau khổ nhất chính là ông Lâm. Anh Lâm nói rằng: "Tôi phải đi làm, chỉ có bố mẹ sớm tối có nhau. Từng giây từng phút bố nhìn mẹ bệnh như thế, chắc ông cũng rất đau khổ. Tôi cứ nghĩ rằng một vòng cuộc đời là trẻ vất vả thì già sẽ được tận hưởng, nhưng cuối cùng mẹ tôi chẳng biết được gì cả.
Tình trạng sức khỏe của mẹ tôi ngày càng nghiêm trọng hơn, với cả bố tôi cũng vì đau buồn nên sức khỏe suy sụp. Họ hàng tôi có nghĩ đến chuyện đưa mẹ vào viện dưỡng lão, nhưng bố tôi không cho. Ngay cả những bệnh viện tốt nhất cũng không bằng ở nhà, bố nói rằng sẽ chăm sóc mẹ như thế đến khi ông không còn khả năng nữa".