Nhiễm trùng tai: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thính giác là nhiễm trùng tai. Dịch lỏng có thể tích tụ trong tai giữa khi bạn bị nhiễm trùng tai. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng tai có thể gây các vấn đề nghiêm trọng về lâu dài như điếc, sởi, quai bị, giang mai và viêm màng não cũng là các bệnh có thể gây suy giảm thính giác.
Tiếng ồn lớn: Tiếng ồn lớn có thể phá hủy các tế bào lông trong ốc tai và gây suy giảm thính giác nghiêm trọng. Những tiếng ồn này có thể là nhạc âm lượng lớn, tiếng động cơ máy bay hoặc tiếng ồn của các loại máy điện.
Vật thể lạ trong tai: Khi có vật thể lạ bị kẹt trong tai, khả năng nghe của bạn có thể bị ảnh hưởng. Vật thể lạ trong tai đôi khi có thể to và cứng dần lên do bụi bẩn bám vào, dẫn đến mất thính giác.
Thủng màng nhĩ: Rách hoặc thủng màng nhĩ - lớp màng ngăn giữa tai ngoài và tai giữa - có thể để lại một cái lỗ có hoặc không có khả năng phục hồi. Thủng màng nhĩ có thể do nhiễm trùng tai, tiếng ồn lớn, chấn thương đầu hoặc áp lực rất mạnh lên tai.
Viêm tai Cholesteatoma: Cholesteatoma là sự phát triển bất thường của của phần da ở tai giữa từ phần màng nhĩ bị rách hoặc do sự phát triển trong da xuyên qua lỗ thủng màng nhĩ. Ban đầu, chúng thường rất nhỏ, nhưng khi cholesteatoma phát triển, chúng có thể phá hủy xương tai giữa, gây mất thính giác.
Bệnh Meniere: Bệnh Meniere là một chứng rối loạn tai trong, có thể ảnh hưởng đến thính giác của một bên tai. Chóng mặt, thính giác chập chờn, ù tai hoặc cảm giác đầy tai là một số triệu chứng của chứng rối loạn tai trong. Theo thời gian, thính giác của người bệnh ngày càng kém đi.
Khối u: Các khối u - dù lành tính hay ác tính - đều có thể gây suy giảm thính giác nghiêm trọng. Khối u liên quan đến thính giác phổ biến nhất là khối u thần kinh thính giác, u tế bào cận hạch thần kinh và u màng não.
Tuổi tác: Cấu trúc của tai trở nên yếu và kém đàn hồi hơn theo thời gian. Lông tai ở những người lớn tuổi có thể bị tổn thương, làm giảm khả năng phản hồi các sóng âm. Sự suy giảm thính giác có thể càng nghiêm trọng hơn khi bạn già đi.
Các nguyên nhân khác: Những người có cấu trúc tai yếu bẩm sinh, có những chấn thương như rạn hộp sọ hoặc thủng màng nhĩ có thể bị mất khả năng nghe. Một số loại thuốc cũng có thể gây suy giảm thính giác. Khiếm thính cũng có thể là do di truyền; khiếm thính bẩm sinh có thể được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra, hoặc có thể được phát hiện muộn hơn.