Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì?

Kenttt, Theo Nhịp Sống Thị Trường 19:00 24/05/2024
Chia sẻ

Những món đồ điện hữu dụng và tưởng chừng vô hại trong nhà bạn thực tế lại tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, có thể gây thiệt hại đến sức khỏe cũng như sự an toàn của bạn và gia đình.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 1.

Rất nhiều đồ dùng tại nhà mặc dù có vẻ không nguy hiểm nhưng lại chứa đựng mối nguy cháy nổ, do đó, việc nhận diện các món đồ gia dụng có thể gây ra hỏa hoạn là điều quan trọng để có biện pháp phòng vệ thích hợp cho sức khỏe, tính mạng của người dùng. Một chút sơ suất có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Dưới đây là danh sách 8 đồ dùng thường thấy trong nhà có nguy cơ gây cháy nổ mà các hộ gia đình Việt Nam cần chú ý để phòng tránh và xử lý kịp thời.

Thiết bị điện hư hỏng

Thiết bị điện trong nhà cần phải kiểm tra thường xuyên, nhất là đường dây điện, phích cắm hỏng, hở điện và bị sờn. Không nên đấu nối các thiết bị điện dưới thảm hoặc trên sàn gỗ cứng. Gia chủ phải lau dọn bụi bẩn xung quanh thiết bị điện hàng ngày bởi đây là những khu vực rất dễ dàng bắt lửa.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 2.

Thiết bị điện hư hỏng có thể là chính là nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn

Đèn sợi đốt

Lắp bóng đèn sai vị trí hoặc bóng đèn hoạt động quá công suất cũng là nguyên nhân gây cháy. Ví dụ như việc sử dụng đèn sợi đốt 75W trong khi tiêu chuẩn chỉ là 45W sẽ có nguy cơ cháy.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 3.

Các bộ phận cấu tạo của sợi đốt khiến đèn luôn bị quá nóng nên dễ gây ra cháy nổ. Ngoài ra, bất kỳ loại bóng đèn nào cũng có thể gây cháy nếu sử dụng sai cách

Pin, sạc dự phòng

Pin, sạc dự phòng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ trong quá trình sử dụng. Điều này thường xảy ra khi người dùng có thói quen sạc điện thoại hoặc sử dụng pin dự phòng cũ, gây phình pin.

Để đảm bảo an toàn, hãy mua pin, sạc dự phòng từ các nhà sản xuất uy tín. Hạn chế sạc pin quá lâu để tránh nguy cơ đoản mạch do dòng điện không ổn định. Nên tránh sạc và sử dụng cùng lúc; không để pin sạc dự phòng trong cốp xe, nơi nhiệt độ có thể tăng cao.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 4.

Pin, sạc dự phòng là vật dụng có thể gây ra nguy cơ cháy nổ

Tủ lạnh

Tủ lạnh là thiết bị thiết yếu trong mỗi gia đình, thông thường rất ít khi có nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, những tủ lạnh cũ hoặc đã trải qua nhiều sửa chữa có thể tích tụ cặn bẩn gây tắc nghẽn ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi.

Tình trạng này gây giảm hiệu suất làm mát và tăng áp suất trong hệ thống, đặc biệt trong những ngày nắng nóng, khiến chiếc tủ lạnh trở thành món đồ gia dụng dễ gây hỏa hoạn.

Để đảm bảo an toàn, nên tránh mua tủ lạnh cũ và thường xuyên vệ sinh tủ, làm sạch bụi bám trên thiết bị.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 5.

Tủ lạnh có thể trở thành quả bom nổ chậm trong chính ngôi nhà của bạn

Laptop và phụ kiện

Sạc máy tính xách tay qua đêm là thói quen phổ biến và nguy hiểm, biến nó thành món đồ gia dụng dễ gây hỏa hoạn.

Khi pin bị sạc quá mức, bị ướt hoặc bị hỏng, chúng có nguy cơ gây cháy nổ. Việc cắm pin trong nhiều giờ có thể làm tăng nguy cơ, vì vậy bạn đừng sạc máy tính liên tục trong nhiều giờ.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 6.

Laptop phát nổ thường có nguyên nhân từ nguồn pin bởi pin là nơi tích điện khá lớn. Hầu hết các vụ cháy laptop là do lỗi pin

Máy sấy tóc, máy sấy quần áo

Lỗ thông hơi của máy sấy quần áo, máy sấy tóc có thể mắc những sợi vải hoặc sợi tóc - nguyên nhân gây bắt lửa. Vì vậy gia chủ nên làm sạch định kỳ cũng như kiểm tra nắp thông hơi, ống dẫn nối tiếp để tránh cháy nổ.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 7.

Máy sấy tóc cũng là một thiết bị có thể gây cháy nổ

Điều hòa

Điều hòa cũng giống như bóng đèn, quạt, nồi cơm điện… đều có tuổi thọ nhất định. Nếu dùng quá tải, tuổi thọ của chúng càng ngắn, thậm chí có thể xảy ra sự cố.

Dù được sản xuất với quy trình hiện đại, bảo đảm chất lượng đến đâu thì sức chịu đựng của máy cũng có hạn. Lâu ngày, các bộ phận nóng lên và suy giảm chất lượng, hư hỏng. Cùng với đó, vào mùa hè, đường dây điện dẫn vào máy thường xuyên trong tình trạng quá tải, gây nên hiện tượng chập cháy.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 8.

Điều hòa có thể bị chập, cháy và là nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn

Một yếu tố khác dẫn đến cháy nổ là cục nóng điều hòa. Ai đi qua cục nóng của máy đang hoạt động đều có cảm giác không khác gì ngồi cạnh bếp lò. Thực tế hiện nay, tại các chung cư, nhà riêng, cơ quan, cục nóng thường được treo lơ lửng bên ngoài. Do ngại leo trèo, khi bảo dưỡng, thợ chủ yếu chỉ vệ sinh cục lạnh.

Xe đạp, xe máy điện

Là loại phương tiện tiện lợi, nhưng xe máy điện, xe đạp điện cũng bị liệt kê vào danh sách những món đồ dễ gây cháy nổ. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp bình ắc-quy/pin của xe điện tự phát nổ hoặc chập điện trong quá trình sạc pin gây ra rất nhiều nguy hiểm cho con người.

Những món đồ điện quen thuộc nhưng dễ gây cháy nổ, người dùng cần làm gì? - Ảnh 9.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần kiểm tra thường xuyên trong quá trình sạc xe điện, tuyệt đối không sạc qua đêm

Để ngăn ngừa nguy cơ cháy, nổ trong quá trình sử dụng xe điện, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH khuyến cáo người dân trong quá trình sạc điện phải thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý ngay khi có sự cố; ngừng sạc điện trước khi ra khỏi nhà hoặc đi ngủ, tuyệt đối không sạc qua đêm và không có người lớn ở nhà.

Cơ quan chức năng khuyến cáo

Theo điều tra của lực lượng chức năng, tình trạng quá tải, chập điện, thiết bị điện không an toàn… là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố cháy, nổ với hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân. Để chủ động ngăn ngừa các sự cố cháy, nổ do việc sử dụng điện, các loại thiết bị điện gây ra, lực lượng công an khuyến cáo người dân cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

- Hệ thống điện, dây dẫn điện phải có tiết diện và cách điện phù hợp, đáp ứng được công suất của các thiết bị sử dụng điện; có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng phòng, khu vực và các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn; cầu dao, aptomat nên lắp đặt tại vị trí dễ thấy, thuận tiện cho việc ngắt điện; đường dây dẫn điện phải được đi trong ống gel bảo vệ.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng đối với hệ thống điện, khi phát hiện các điểm mất an toàn, các điểm bất thường (dây dẫn điện bị nứt, đổi màu, đứt gẫy; các thiết bị đóng cắt, bảo vệ hoạt động kém, thường xuyên xảy ra phóng điện tại các tiếp điểm; các ổ cắm, mối nối, các điểm tiếp xúc, công tắc điện bị oxy hóa gây ra hiện tượng phóng điện, dò điện…) phải kịp thời sửa chữa hoặc thay thế để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về điện, phòng chống cháy nổ.

- Hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện có công suất cao trong cùng một thời điểm; đặc biệt, không cắm đồng thời nhiều thiết bị điện có mức tiêu thụ điện lớn trên cùng một ổ cắm; hạn chế sử dụng nhiều thiết bị điện trong giờ cao điểm.

- Khi lắp đặt thêm thiết bị tiêu thụ điện cần tính toán, lựa chọn dây dẫn, thiết bị đóng cắt bảo vệ phù hợp, tránh gây tình trạng quá tải.

- Khi sử dụng thiết bị đốt nóng như bếp điện, bàn là, lò sưởi, ấm điện… phải đặt trên vật liệu không cháy, đảm bảo khoảng cách với các vật liệu dễ cháy và phải có người trông coi, giám sát.

- Không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần các đồ vật dễ cháy, nổ.

- Không sạc pin các thiết bị qua đêm; không nên vừa sạc, vừa sử dụng điện thoại, ipad, …

- Bố trí tách biệt hệ thống điện của khu vực sản xuất, kinh doanh với các khu vực khác của nhà ở, sinh hoạt.

- Kiểm tra và tắt các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết khi không sử dụng.

- Lựa chọn thiết bị có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, công suất thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Thường xuyên kiểm tra các đầu nối của hệ thống điện.

- Sử dụng điện hàn, cắt phải thực hiện đầy đủ các quy định; không câu mắc, tự ý đấu nối điện tùy tiện.

- Mỗi hộ gia đình phải trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy phù hợp; trang bị kiến thức, kỹ năng chữa cháy, thoát nạn,... để kịp thời xử lý tình huống cháy, nổ xảy ra.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày