Những mánh khóe nắm bắt tâm lý khách hàng được các siêu thị sử dụng để bước chân vào là bạn tiêu nhiều tiền hơn nữa

Mai Thuỳ, Theo Pháp luật và bạn đọc 12:26 16/03/2021
Chia sẻ

Chỉ với những mánh khóe tâm lý nhỏ này mà đã khiến bạn tiêu nhiều hơn khi bước chân vào siêu thị rồi.

Đi siêu thị luôn là một trải nghiệm liên quan đến thói quen: Lên danh sách đồ cần mua, lên kế hoạch và thời gian tốt nhất để tránh xếp hàng dài và luôn bước vào với kỳ vọng tìm được mọi thứ mình cần.

Nhưng bạn lại không phải là những người duy nhất nghĩ về việc mua hàng đâu. Các siêu thị lớn sử dụng một số thủ thuật tâm lý để khiến mọi người chi tiêu nhiều hơn dự định. Những cạm bẫy tâm lý này rất phổ biến và đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải biết đến chúng để né càng xa càng tốt nếu như không muốn đốt nhiều tiền vào đó hơn nữa.

Những mánh khóe nắm bắt tâm lý khách hàng được các siêu thị sử dụng để bước chân vào là bạn tiêu nhiều tiền hơn nữa - Ảnh 1.

- Các siêu thị biết rất rõ cách làm bạn tận hưởng những ngày lễ, chẳng hạn như Giáng sinh, Phục sinh hoặc lễ Tình nhân. Vào những thời điểm này trong năm, có thể thấy nhiều sản phẩm được bán trên kệ hàng (đặc biệt là socola) liên quan đến những lễ kỷ niệm này. Đôi khi việc mua hàng được thực hiện và đôi khi không, nhưng nhu cầu được tạo ra bởi siêu thị luôn hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng.

- Một khía cạnh khác mà các siêu thị khai thác là sự đói bụng của những người đang mua hàng. "Mua sắm khi đói là một công thức mua hàng thảm họa, đặc biệt là khi mọi người cố gắng chống lại đồ ngọt và thực phẩm nhiều calo đang được bán. Khi cơ thể cảm thấy đói, nó có xu hướng mất tự chủ, đặc biệt là khi xung quanh toàn là thức ăn", trích từ bài báo Mua Sắm Hàng Tạp Hóa Với Sức Khỏe Của Bạn, từ Đại học Butler.

- Các sản phẩm ăn thử miễn phí là một chiến lược khác để khuyến khích tiêu dùng. Bạn đã bao giờ đến siêu thị và nhận được một mẫu sản phẩm như thịt, pho mát hoặc đồ ngọt miễn phí chưa? Theo một bài báo năm 2004 trên tờ Tin Tức Siêu Thị, 68% người tiêu dùng ở Indianapolis (Hoa Kỳ) nói rằng các mẫu thử thuyết phục họ mua hàng, điều này rất tốt cho các siêu thị, khi có nơi doanh số của một số sản phẩm đang bán tăng 600% và 2.000% nhờ cách làm này.

Những mánh khóe nắm bắt tâm lý khách hàng được các siêu thị sử dụng để bước chân vào là bạn tiêu nhiều tiền hơn nữa - Ảnh 2.

- Các siêu thị có xu hướng đặt nhiều xe hàng cạnh cửa ra vào, nhưng không phải họ đang nghĩ đến sự tiện lợi của khách hàng mà họ muốn mọi người mua những sản phẩm khác nhau dù không cần. Theo Martin Lindstrom, nhà tư vấn tiếp thị và là tác giả của cuốn sách Brandwashed: The Hidden Side Of Marketing cho biết: Một thử nghiệm đã được thực hiện trong đó kích thước của các xe hàng tăng gấp đôi và kết quả là lượng mua hàng tăng 40%.

- Một thủ thuật khác được sử dụng là đặt trái cây, rau hoặc thậm chí một tiệm bánh ngọt ở sảnh đầu tiên hoặc gần cửa ra vào. Theo bài báo Grocery Shopping For Your Health, từ Đại học Butler, logic là tạo ra "vùng nghỉ ngơi", một không gian kết hợp giữa hương thơm và màu sắc khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu dẫn chúng ta đến việc mua các sản phẩm khác trong một cách bốc đồng.

Những mánh khóe nắm bắt tâm lý khách hàng được các siêu thị sử dụng để bước chân vào là bạn tiêu nhiều tiền hơn nữa - Ảnh 3.

- Một chiến lược nổi tiếng là đặt sản phẩm trong tầm nhìn của khách hàng để tác động đến việc mua hàng. Tức là chúng ta cảm thấy thích mua và quên giá. Ví dụ trong trường hợp trẻ em thì ngũ cốc luôn có các ký tự và màu sắc thu hút và được đặt ngang tầm mắt của chúng.

- Ngoài ra còn có cái gọi là "giá bán tâm lý", được thiết lập như một giá trị tương xứng cho những thời điểm nhất định của việc mua hàng. Theo Patricia Bueno trong bài viết Giá Bán Tâm Lý - Chúng Là Gì với 5 chiến lược được giải thích bằng các ví dụ, có 5 thủ thuật về giá tâm lý: giá tròn, giá lẻ, theo thói quen, giá tương đối và uy tín.

Giá lẻ phổ biến nhất trong các siêu thị và xuất hiện theo nhiều cách khác nhau: Số lẻ tạo cảm giác rằng thứ gì đó rẻ hơn hoặc được ưu đãi và giá trị hoàn thành bằng số 9 khiến chúng ta nghĩ rằng chúng thấp hơn giá thực tế. Ví dụ: Một sản phẩm có giá thực là 100k, nhưng siêu thị quảng cáo là đang được ưu đãi với số lượng là 99k.

- Âm nhạc trong siêu thị cũng có thể có ảnh hưởng quan trọng đến việc mua sắm. Nhạc chậm và nhẹ nhàng khiến mọi người dành nhiều thời gian hơn trong các kệ hàng, do đó mua nhiều hơn.

- Trên các trang web của siêu thị thường chạy thông báo rằng trong khoảng thời gian này bạn sẽ được giao hàng miễn phí nếu mua đủ số tiền quy định. Tuy không đến mức đổ xô nhưng đây là chiêu trò có thể ảnh hưởng đến túi tiền của một số khách hàng.

Những mánh khóe nắm bắt tâm lý khách hàng được các siêu thị sử dụng để bước chân vào là bạn tiêu nhiều tiền hơn nữa - Ảnh 4.

- Khi đến siêu thị, chúng ta nhận ra rằng một số sản phẩm cơ bản không ở cùng một vị trí, điều này buộc chúng ta phải đi qua tất cả các lối đi. Như thể vẫn chưa đủ, các cửa hàng luôn chuyển đổi sản phẩm, như trong một trò chơi buộc chúng ta phải băng qua các lối đi khác nhau để tìm một sản phẩm. Điều này khiến mọi người mất phương hướng và cuối cùng họ sẽ mua nhiều hơn mức cần thiết.

- Siêu thị sử dụng hệ thống chiếu sáng đặc biệt để làm cho rau trông tươi hơn, như thể chúng vừa được chuyển đến từ một trang trại. Ánh sáng rất quan trọng và ảnh hưởng đến việc mua hàng vì nó làm nổi bật một số sản phẩm. Ánh sáng đầy đủ khiến khách hàng cảm thấy bị thu hút bởi sản phẩm và mua nhiều hơn. Ngoài ra, nó đã được chứng minh rằng nhiệt độ màu và điều kiện màu sắc tự nhiên mà các cửa hàng can thiệp sẽ ảnh hưởng tới trải nghiệm mua sắm của mỗi khách hàng.

- Các màu sắc sẽ rất ảnh hưởng tới tâm lý và bị chi phối mua hàng bởi chúng. Có thể bạn không để ý, nhưng quầy hàng nơi chúng ta mua cá và pho mát luôn có màu trắng. Bởi vì tông màu này giúp mọi người cảm nhận những sản phẩm này tươi, gọn gàng và sạch sẽ hơn.

- Các sản phẩm "hữu ích" luôn được đặt trong hộp chẳng hạn như pin, kẹo, tạp chí, nước ngọt tạo cảm giác "hãy mua ngay kẻo quên mất".

Theo incrivel.club

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày