Tâm lý của con người vẫn luôn là một mê cung mà các nhà khoa học, tâm lý học chưa bao giờ có thể giải mã hết. Có những hội chứng tâm lý vô cùng kỳ lạ mà chắc chắn khi nghe tên, bạn sẽ phải tò mò và ngạc nhiên vì chúng tồn tại trên đời.
Đây là một hội chứng tâm thần hiếm gặp khiến người bệnh nghĩ rằng họ có thể biến thành hoặc đã biến thành động vật. Những người mắc chứng này thường sẽ hành động như động vật và thường cố gắng đến nơi có động vật hoang dã, chẳng hạn như công viên và rừng rậm.
Những người mắc hội chứng tâm lý Alice ở xứ sở thần tiên thường sẽ nhìn thấy mọi vật xung quanh nhỏ hơn hoặc lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Sự nhầm lẫn thị giác này khiến người bệnh cảm thấy bất an, hay bị choáng ngợp và bất tiện trong sinh hoạt. Tên của hội chứng được đặt theo tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Lewis Carroll vì trong truyện, Alice cũng đã bị lạc vào thế giới kỳ lạ nơi mà mọi vật hoặc khổng lồ, hoặc tí hon.
Những người mắc hội chứng bàn tay lạ sẽ cảm thấy như mình đã bị mất hoàn toàn một bàn tay hoặc một chi, ngay cả khi về mặt thực tế tay/chân vẫn ở trên cơ thể họ. Bệnh thường được ghi nhận ở bệnh nhân Alzheimer và đôi khi cũng có thể xảy ra do hậu quả của phẫu thuật não.
Bệnh nhân mắc bệnh này luôn bị ám ảnh bởi ham muốn cắt cụt các chi đang khỏe mạnh hoặc những bộ phận khác của cơ thể. Nó được cho là có liên quan đến tổn thương thùy đỉnh bên phải của não, nhưng các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chắc chắn của hội chứng này.
Những người bị hội chứng Boanthropy sẽ tin rằng họ là bò và thường sẽ hành động như bò, chẳng hạn như ăn cỏ. Các nhà tâm lý học tin rằng tình trạng này là do giấc mơ gây ra và trong một số trường hợp có thể được điều trị bằng liệu pháp thôi miên.
Đây là hội chứng vô cùng hiếm khiến bệnh nhân nghĩ rằng những người xung quanh, bao gồm cả người thân đã bị thay thế bởi những kẻ mạo danh. Ảo tưởng Capgras là một tình trạng thường xảy ra sau chấn thương sọ não hoặc ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ, tâm thần phân liệt hoặc động kinh .
Stendahl có thể hiểu đơn giản là hội chứng sốc vì cái đẹp. Hầu hết những người gặp hội chứng này sẽ chỉ bị tạm thời. Người mắc Stendahl sẽ bị tim đập nhanh và cảm giác lo lắng, bối rối sau khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật hoặc bất cứ thứ gì mà họ cho là tuyệt vời. Bệnh được đặt theo tên của một tác giả người Pháp sống ở thế kỷ 19, người đã mô tả chi tiết trải nghiệm sốc, choáng váng của mình sau chuyến đi đến Florence năm 1817.
Hội chứng Paris nghe tên thì gây tò mó, thú vị nhưng lại là để chỉ tổn thương tâm lý khi một người tới thăm thủ đô nước Pháp rồi bị quá thất vọng. Những tưởng tượng của họ về thành phố hoa lệ thông qua sách vở, truyền thông bị vỡ vụn. Năm 1986, giáo sư Hiroaki Ota đã gọi tên Hội chứng Paris trong cuốn sách cùng tên của mình, coi đó như một trong những tổn thương tâm lý phổ biến mà du khách Nhật khi tới Pháp gặp phải.
Đây là bệnh mong muốn ăn những vật không ăn được. Thường người mắc hội chứng sẽ bị thu hút bởi các đồ vật. Bệnh này khá khó chẩn đoán và các bác sĩ tin rằng đó là kết quả của chấn thương nặng ở thùy thái dương của não.
Những người mắc chứng rối loạn này có nỗi ám ảnh về việc không được khỏe. Một số người bị bệnh thường cố ý làm cho bản thân không khỏe, hoặc sẽ giả mạo các triệu chứng của họ và bịa ra những câu chuyện vì sao mình bị ốm khi đi khám bác sĩ.
Nguồn: The Sun