Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple

Ivan Lê, Theo Trí Thức Trẻ 13:35 28/12/2020

Cư dân mạng được chiêm ngưỡng dây chuyền sản xuất chiếc điện thoại iPhone đầu tiên của hãng Apple. Tuy nhiên, điều mà họ nói đến là quãng thời gian đen tối mà Táo khuyết phải đương đầu trong quá khứ.

Năm 2007, Apple bất ngờ giới thiệu iPhone 2G, chiếc điện thoại full cảm ứng đầu tiên trong khi những mẫu điện thoại bàn phím truyền thống hay sử dụng bàn phím qwerty được sử dụng phổ biến hồi đó. Chiếc iPhone thế hệ đầu tiên của Apple ngay lập tức trở thành hiện tượng và thay đổi thói quen sử dụng điện thoại của người dùng khi đó.

Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple - Ảnh 1.

iPhone 2G được trang bị cảm ứng điện dung giúp mọi thao tác chạm vuốt mượt mà hơn. Tuy nhiên, chiếc iPhone này chỉ có bộ nhớ cao nhất là 16GB, không có App Store, không kết nối 3G, camera chất lượng thấp. Đã có khoảng 1,39 triệu chiếc iPhone 2G đã được xuất xưởng, một con số không tệ đối với chiếc điện thoại thế hệ đầu tiên của tập đoàn top 1 thế giới sau này.

Bob Burrough, cựu nhân viên Apple từng nghiên cứu ra iPhone, iPad và Apple Watch, đã đăng những bức ảnh độc đáo lên tài khoản Twitter của mình. Những bức ảnh thể hiện đó là dây chuyền sản xuất của chiếc iPhone thế hệ đầu tiên. Những bức hình này đã có lịch sử hơn 13 năm.

Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple - Ảnh 2.

Những bức ảnh về nhà máy iPhone, mùa xuân năm 2007 - Ảnh: Chụp màn hình

Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple - Ảnh 3.

Bob Burrough cầm chiếc iPhone 2G - Ảnh: Internet

Burrough cũng tự gọi mình là người tạo ra động cơ rung Taptic Engine. Sau này, động cơ rung (vibration motor) lần đầu được tích hợp trên iPhone 6S.

Những bức ảnh đang cho thấy các công đoạn lắp ráp và kiểm tra iPhone tại dây chuyền sản xuất, được cho là ở Foxconn, Trung Quốc - Ảnh: Twitter

Bài viết của Bob nhận được rất hơn 2 nghìn lượt thích. Tuy nhiên, nó cũng vấp phải không ít ý kiến trái chiều. Trong số đó, có những dòng Retweet vô cùng tiêu cực:

- "Rất lâu sau đó là vụ công nhân tự tử đầu tiên",

- "Đó là điều đầu tiên tôi nhìn thấy. Quả thực đó là điều hết sức kinh khủng trong nhiều giờ",

- "Từ những gì tôi đã đọc, tỷ lệ tự tử trong các nhà máy đó thấp hơn đáng kể so với mức trung bình, vì vậy không thực sự chắc chắn mục đích anh đang cố gắng đạt được với cái tweet này".

- "Nếu họ buộc phải lắp lưới để ngăn chặn các vụ tự tử - thì là vì nó quá nhiều",

- "Hy vọng bây giờ họ đã cho công nhân những chiếc ghế tốt hơn",

- "Trước khi có lưới ...",

- "Ảnh có một số hình ảnh nhà máy Samsung không? Tôi cá là họ không có ghế".

Họ đang nói về điều gì vậy, phải chăng đó là những lời buộc tội. Thực tế, những gì họ nói không phải là vô căn cứ. Quãng thời gian có thể nói là khá đen tối đáng quên đối với 1 tập đoàn lớn nhất thế giới này.

Sự thật đen tối đằng sau những lời buộc tội

Năm 2009, tức 2 năm sau những bức ảnh được chụp của Bob Burrough, một người công nhân đã nhảy khỏi ban công ký túc xá tự tử do làm mất mẫu thử iPhone và bị quản lý đánh đập, lăng mạ dã man đến mức u uất.

Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple - Ảnh 5.

Bức ảnh gây chấn động dư luận truyền thông - Nguồn: Internet

Năm 2010, các công nhân của dây chuyền sản xuất Long Hoa, Thâm Quyến cũng bắt đầu tự sát. Hết công nhân này đến công nhân khác gieo mình khỏi các tòa nhà ký túc xá trong sự tuyệt vọng và phản đối về những điều kiện môi trường làm việc. Ước tính tổng cộng có 18 vụ tự tử của công nhân vào năm đó và 14 người được xác nhận đã chết. Hơn 20 công nhân được lãnh đạo Foxconn thuyết phục từ bỏ ý định tự sát. Tình trạng báo động đỏ đến mức, giám đốc điều hành Foxconn đã cho lắp đặt các tấm lưới bên ngoài nhiều tòa nhà để tránh trường hợp tử vong khi tự tử. Bộ phận tuyển dụng về sau cũng yêu cầu các công nhân ký cam kết không tự tử trong quá trình làm việc.

Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple - Ảnh 6.

Công ty lắp đặt các tấm lưới bên ngoài nhiều tòa nhà để tránh trường hợp tử vong khi tự tử - Ảnh: Internet

Steve Jobs khi đó từng tuyên bố: "Chúng tôi vẫn kiểm soát được tình hình" khi được hỏi về những vụ tự tử và ông chỉ ra tỷ lệ tự tử ở Foxconn nằm trong mức trung bình của cả Trung Quốc. Những người nghe sau đó tỏ ra rất bất bình, thậm chí chỉ trích đây là phát ngôn "nhẫn tâm", cho dù nó không sai. Long Hoa có quy mô lớn đến mức có thể được coi là một tiểu vương quốc, nơi tỉ lệ tự tử tương đương với Trung Hoa Đại Lục. Sự khác biệt chỉ là Foxconn City nằm dưới sự quản lý hoàn toàn của một tập đoàn sản xuất ra sản phẩm có lợi nhuận lớn nhất hành tinh.

Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple - Ảnh 8.

Steve Jobs - Ảnh: Internet

Những vụ tự tử và điều kiện làm việc bóc lột trong nhà máy sản xuất iPhone đã làm rúng động dư luận truyền thông. Những ghi chép về các vụ tự tử và lời kể của người sống sót sau đó hé lộ, họ chịu quá nhiều áp lực, căng thẳng tột độ trong những ngày dài lao động, người quản lý luôn có xu hướng làm nhục công nhân khi họ mắc lỗi, những khoản tiền phạt vô lý và những lời hứa chẳng đáng tin.

Những bức ảnh hiếm hoi về dây chuyền sản xuất chiếc iPhone đầu tiên năm 2007, cư dân mạng lại rần rần nhắc về quá khứ đen tối của Apple - Ảnh 9.

Công nhân nhà máy Foxconn bãi công - Ảnh: Internet

Còn về phần Foxconn, công ty còn bị cáo buộc bắt công nhân làm thêm giờ, trả lương rẻ mạt và sử dụng lao động chưa đủ tuổi. Có một số trường hợp, Foxconn chịu thừa nhận, nhưng phần còn lại họ chọn giải pháp im lặng. Thế nên mới thấy, còn rất nhiều sự thật đen tối ẩn sau sự hào nhoáng của iPhone, chiếc điện thoại được săn đón nhất thị trường di động hiện nay. Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng, những gì từng xảy ra với Long Hoa sẽ không bao giờ lặp lại khi Apple di chuyển nhà máy sản xuất của họ sang một quốc gia khác.

Nguồn ảnh: Internet