Những bí ẩn xoay quanh truyện cổ tích Tấm Cám đang đình đám trong MV Chi Pu: Cá Bống là mẹ của Tấm, Tấm và Cám là chị em ruột?

Thuỳ Tiên/ Hoàng Anh, Theo Helino 00:09 25/04/2019

Liên tục là nguồn cảm hứng trong các bộ phim, gần đây nhất là MV đình đám Anh ơi ở lại của Chi Pu, thế nhưng truyện cổ tích tưởng rất quen thuộc Tấm Cám lại có những bí ẩn ít ai biết!

Từ bộ phim đình đám Tấm Cám Chuyện Chưa Kể của Ngô Thanh Vân đến MV mới nhất đang gây bão Anh ơi ở lại của Chi Pu đều sử dụng cốt truyện cổ tích Tấm Cám. Câu truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu người Việt dường như là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà làm phim, nhạc sĩ, những người sáng tạo nghệ thuật. Dù có được làm mới bao nhiêu, kể những điều chưa kể nhiều đến đâu thì truyện Tấm Cám vẫn ẩn chứa những bí mật, những giai thoại mà không phải ai cũng biết. Trong Sách giáo khoa chúng ta được học ngày trước cũng không đề cập nhiều tuy nhiên nếu biết được những điều thú vị ẩn chứa phía sau này, bạn mới thấy được trí tưởng tượng và tài năng đỉnh cao của cha ông ta như thế nào trong dòng văn học dân gian.

Những bí ẩn xoay quanh truyện cổ tích Tấm Cám đang nổi đình đám trong MV Chi Pu: Cá Bống là mẹ của Tấm, Tấm và Cám là chị em ruột - Ảnh 1.

Nàng Lọ Lem Cinderella chính là phiên bản khác của Tấm ở các nước châu Âu

Nếu như đã từng đọc "Lọ lem" (Cinderella) hoặc Tro bếp bạn sẽ thấy rằng cốt truyện của chúng na ná truyện Tấm Cám. Đều khắc hoạ một nhân vật nghèo khổ, xinh đẹp, nết na thuỳ mị và cuối cùng cưới được chàng hoàng tử hoặc nhà vua của đời mình sau khi trải qua rất nhiều biến cố, thậm chí đánh đổi tính mạng. Và nàng Lọ Lem chính là phiên bản Tấm Cám ở châu Âu.

Xa xôi hơn một chút, Tấm Cám hay Lọ Lem đều được liệt vào thuộc mô típ câu chuyện cổ xưa có nguồn gốc từ câu chuyện cổ về Rhodopis, một kỹ nữ thời Hy Lạp đã được một vị pharaon cưới làm vợ do vô tình để rớt chiếc giày của mình.

Trong cuốn "Nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ" xuất bản ở Moscow, Nga năm 1958 cho biết, con số dị bản của truyện Tấm Cám trên thế giới đã lên đến 500 và còn có thể nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, theo nhận định của các giáo sư soạn Kho tàng Cổ tích Việt Nam, truyện Tấm Cám mà chúng ta được học là loại dị bản đặc biệt.

Nhiều dị bản nói rằng cá Bống chính là mẹ của Tấm đầu thai, Tấm và Cám là hai chị em sinh đôi

Bống là con cá còn sót lại duy nhất trong giỏ cá tôm Cám chiếm đoạt của Tấm mà Bụt bảo lấy về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:

"Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm, cháo hoa nhà người."

Theo một số dị bản, cá Bống thực chất là mẹ Tấm đầu thai, nhưng bị mẹ con Cám sát hại. Hơn nữa, một số dị bản không có sự hiện diện của Bụt, mà chính mẹ Tấm sẽ là phép màu giúp Tấm lấy được hoàng tử và có một cuộc sống hạnh phúc.

Trong các phiên bản nàng Lọ Lem của châu Âu, họ cũng nhận được phép màu bên mộ mẹ, còn phiên bản Tấm Cám tại các nước Đông Nam Á lại chi tiết mẹ cô đầu thai thành con vật bầu bạn cùng cô.

Trong truyện, Cám được miêu tả là nhân vật độc ác, luôn tìm cách hãm hại, bóc lột, chiếm đoạt hạnh phúc của Tấm. Tấm phải sống trong "ách cai trị" của mẹ con dì ghẻ. Tuy nhiên, một số dị bản nói rằng Tấm và Cám là chị em sinh đôi. Đó là dị bản của tác giả G. Jeanneau, người ghi lại truyện này năm 1886 ở Mỹ Tho.

Những bí ẩn xoay quanh truyện cổ tích Tấm Cám đang nổi đình đám trong MV Chi Pu: Cá Bống là mẹ của Tấm, Tấm và Cám là chị em ruột - Ảnh 2.

Chi Pu đẹp xuất sắc trong MV Anh ơi ở lại

Quê hương của Tấm và Cám ở đâu? Tấm thực chất đã từng là Cám?

Trong phiên bản cổ Cô Tấm Làng Mai, quê hương của 2 chị em Tấm Cám là làng Mai thuộc xã Thanh Mai, Thanh Oai, Hà Nội ngày nay.

Làng Mai hiện còn lưu truyền một dị bản về câu chuyện Tấm Cám như sau: chuyện kể rằng một lần Hoàng từ nhà Đinh về Hội làng Mai, tình cờ nhặt được một chiếc hài gấm rất đẹp. Hoàng tử đã tìm được người con gái đánh rơi hài, cho là duyên kỳ ngộ nên cưới làm Hoàng tử phi. Đó là cô Tấm làng Mai. Trong Hội làng Mai bây giờ, khi các bà người làng Mai vào dân rượu, dân hương lên Đinh Tiên Hoàng, đều đội khăn xếp màu vàng, mặc áo lụa vàng, chân đi hài gấm, đẹp như cô Tấm ngày xưa.

Ở vùng Bắc Ninh, truyện Tấm Cám được truyền tụng như là lịch sử Thái phi Ỷ Lan. Quyển Lý triều đệ tam hoàng hậu sự tích đã chép truyện bà Ỷ Lan gắn liền với nhân vật Tấm (khác với truyện trên, ở đây gọi ngược lại Tấm là Cám và Cám là Tấm.

Những bí ẩn xoay quanh truyện cổ tích Tấm Cám đang nổi đình đám trong MV Chi Pu: Cá Bống là mẹ của Tấm, Tấm và Cám là chị em ruột - Ảnh 3.

"Nàng Cám xinh đẹp, thần thái ăn đứt Tấm"!

Những bí ẩn về cái chết của Cám

Trong dị bản của học giả Dumoutier, sưu tầm ở Bắc Ninh, truyện không nói đến những hành vi độc ác của Cám và mấy lần tái sinh của Tấm mà cho rằng Cám thấy chim vàng anh, biết đó là chị nó thì sinh ra hối hận, bèn nhảy xuống giếng chết.

Trong dị bản của tác giả G. Jeanneau ở Mỹ Tho, đoạn kết, Cô Tấm hỏi Cám làm sao lại đẹp. Cám nói nhờ ngã vào hố nước sôi. Tấm nhảy vào nước sôi mà chết. Cám liền làm mắm gửi cho dì ghẻ, dì ghẻ cũng khen ngon, rồi cũng có con quạ đến mách và bị đuổi. Khi ăn gần hết, thấy đầu lâu con gái mẹ Cám lăn ra chết. (Dị bản này tên Tấm và Cám được đổi cho nhau.)

Với phiên bản này, việc hại chết Cám chỉ là vô tình, còn câu nói "hiền như cô Tấm" vẫn đúng. Và nếu xét theo quan niệm của nhân loại vào thời kỳ xa xưa, nhiều nơi tồn tại niềm tin: "Chết trong nước sôi rồi tái sinh", thì chi tiết này có thể xem là hợp lý. Ở New Ghine, Victoria, Melanedi… vẫn còn lưu lại tàn tích niềm tin này.