Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khiến nhiều người suy nghĩ về việc, chúng ta sẽ phải keo kiệt với chính cả bản thân mình.
Song, một thực tế điển hình về người phụ nữ và cuộc sống tối giản của cô ấy đã chứng minh điều ngược lại. Rằng chúng ta không phải chỉ có tiết kiệm đến keo kiệt mới có thể sống được với những đồng tiền ít ỏi, rằng không phải cứ tiết kiệm là cuộc sống này chẳng còn niềm vui. Và nếu bạn cũng đang loay hoay với việc này thì hãy thử tham khảo lối sống tiết kiệm của người phụ nữ trong bài viết dưới đây nhé!
Dù sống ở chung cư nhưng người phụ nữ này có một khoảng sân nhỏ ngoài ban công. Trong khi những người khác chọn trồng hoa thì bà lại biến góc ban công nhỏ chỉ vài mét vuông thành khu vườn đầy rau.
Vì vậy, về cơ bản gia đình người phụ nữ không đi chợ rau mua đồ ăn mà chỉ cần hái một ít rau ở góc vườn nhỏ này là đủ. Đương nhiên, vì khá nhỏ nên sẽ không có đủ tất cả các loại rau như ở chợ. Nhưng bà chọn những trồng những loại rau thiết yếu và cả nhà hay ăn, nếu thiếu chỉ cần ra chợ mua thêm một ít là được. Số tiền cần chi cũng không đáng là bao.
Lý do cho việc trồng rau này của bà còn xuất phát từ việc muốn tự cung cấp rau ăn cho cả gia đình nhằm đảm bảo sức khoẻ. Trong quá trình trồng rau, bà sẽ chăm sóc chúng phát triển tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu. Như vậy khi ăn rất tốt cho sức khoẻ và quan trọng nhất là không tốn kém.
Đây chính là cách cơ bản để bà có thể tiết kiệm tiền mua thực phẩm hàng tháng.
Tuy căn nhà có diện tích khá nhỏ nhưng vì là người gọn gàng nên bà cũng thiết kế thêm khu vực kho để cất giữ đồ đạc cũng như các loại hộp này.
Theo đó, mỗi tháng, sau khi bán đi các loại vỏ thùng carton, chai nhựa lặt vặt, bà có thể bán và tích cóp được thêm chút tiền cho gia đình.
Thường thì sau vài tháng, bà sẽ nhờ người thu gom phế liệu đến mang đi. Số tiền tuy không nhiều nhưng vẫn cộng dồn vào cũng được khoản nho nhỏ. Còn không, nếu vứt đi cũng khá lãng phí và gây hại cho môi trường.
Vậy nên, nếu bạn có không gian ở nhà, bạn cũng có thể tiết kiệm tiền và bán chúng.
Mỗi lần đi mua đồ tại các tạp hóa và siêu thị thường sẽ có rất nhiều túi nilon nếu bạn không mang theo túi đựng của riêng mình. Và đương nhiên, sau khi bỏ hết các đồ cần mua ra, bạn sẽ còn thừa rất nhiều loại túi nilon khác nhau.
Nhưng thay vì vứt bỏ, bà chọn tái sử dụng chúng cho những lần tiếp theo. Chưa kể còn có một số loại túi nilon có thể dùng trực tiếp làm túi đựng rác để đựng rác nên bà sẽ tận dụng nó. Như vậy, bà có thể tiết kiệm được tiền cho khoản túi đựng rác rồi!
Mặc dù chi phí sinh hoạt của gia đình tôi chỉ có gần 3 triệu đồng nhưng người phụ nữ vẫn mua trái cây hàng tuần. Nhưng bí quyết ở đây là, tất cả những loại trái cây bà mua đều là loại thông thường. Bà tuyệt đối không mua hoa quả trái mùa.
Người phụ nữ này cho rằng, hoa quả trái mùa thường đắt hơn và chất lượng lại không ngon bằng, chưa kể lại thường sử dụng các loại hoá chất không tốt cho sức khoẻ nên bà không mua.
Bây giờ nhiều người thường thích mua đồ theo cảm hứng nhưng với người phụ nữ này thì không. Về cơ bản, mọi thứ trong nhà bà đều có rất nhiều công dụng.
Bà nói rằng một món đồ có thể tái sử dụng nhiều lần, đó cũng chính là một cách tiết kiệm tiền.
Chi phí sinh hoạt thực ra không bao gồm việc mua quần áo. Nhưng logic trong việc mua quần áo của người phụ nữ này khá thú vị.
Nhiều người cho rằng vì tiết kiệm nên chắc chắn người phụ nữ này sẽ mua quần áo rẻ tiền? Nhưng ngược lại, khi mua quần áo, bà lại chú ý đến chất liệu và nhãn hiệu của quần áo. Nếu có thể, bà cũng sẽ cố gắng mua những chất liệu tốt hơn.
Theo quan điểm của bà, rõ ràng tất cả chúng ta đều không thể tiết kiệm tiền mua quần áo. Nhưng mua một bộ quần áo tốt sẽ bền hơn và thực tế nó còn tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua 10 bộ quần áo rẻ tiền khác nhau.