Nhiều loài chó ở Úc liếm nọc độc từ da cóc mía để tạo ảo giác "phê"

Đức 2 Xích, Theo Helino 19:00 29/11/2019
Chia sẻ

Việc liếm nọc độc từ cóc có thể khiến nhiều chú chó bị "nghiện" và gây ra tử vong.

Cô Marie Flink (Úc) đã phải xin nghỉ làm ngày hôm nay khi cô nhận ra chú chó cưng Bam Bam của mình hành xử rất khác lạ cả buổi sáng. Bam Bam bỗng dưng rất "phởn" và tăng động một cách kì lạ, đó là lúc Marie biết rằng có điều gì đó không ổn đang xảy ra. Hóa ra Bam Bam trong lúc đùa nghịch ngoài sân đã vô tình liếm phải một con cóc mía - đây là một vấn đề rất phổ biến với các chú chó nhà tại khu vực có nhiều cóc sinh sống ở Úc.

"Nó (Bam Bam) trông rất giống con người lúc đang say hoặc đang sử dụng ma túy vậy, tôi thấy rõ được cách nó hành xử không hề bình thường chút nào cả" - Cô Marie cho biết.

Nhiều loài chó ở Úc liếm nọc độc từ da cóc mía để tạo ảo giác phê - Ảnh 1.

Việc các chú chó bị ảo giác từ việc liếm da cóc là rất phổ biến ở Úc.

102 con cóc mía được mang tới Úc vào năm 1932 như là giải pháp để chính phủ Úc tiêu diệt loài bọ mía. Nhưng hóa ra khí hậu Úc lại cực kì phù hợp cho sự sinh sản của loài cóc này, nên hiện tại có hơn 1,5 tỷ cá thể cóc mía sống trên khắp đất nước, với sự tập trung lớn ở các bang nhiệt đới như Queensland.

Như một cơ chế phòng thân, cóc mía tiết ra một loại độc tố mà khi loài chó ăn hoặc liếm phải, sẽ gây ra trạng thái ảo giác giống như đang sử dụng ma túy. 

Bam Bam đã phải vào viện để tiến hành thải độc.

Tiến sĩ Kirsty Fridemanis, một bác sĩ thú y ở Brisbane, chuyên gia điều trị các ca nhiễm độc cóc mía ở chó cho hay: "Biểu hiện nhiễm độc ban đầu là chúng rất háo hức và cơ thể bắt đầu run rẩy ... nhưng thú cưng của bạn sẽ bị co giật hoặc thậm chí có thể tử vong trong trường hợp xấu nhất".

"Bản tính của loài chó là tò mò với môi trường xung quanh, chúng luôn muốn ăn hoặc liếm thử mọi thứ để tìm hiểu xem đó là gì" - Tiến sĩ Kirsty chia sẻ thêm.

Giáo sư Rob Capon từ Đại học Queensland đã dành nhiều năm để nghiên cứu về cóc mía và chất độc mà chúng điều tiết ra. Ông cho rằng trong da loài cóc có tồn tại một hợp chất mang tên Bufotenin, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thần kinh trung ương và tạo ra các chuỗi ảo giác ở loài chó."

 (Nguồn: SBS News)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày