Nhà bếp có 1 thứ được ví bẩn hơn cả bồn cầu, nhiều người tưởng giặt sạch với xà phòng là xong thì SAI RỒI!

Tuấn Khang, Theo phunuso.baophunuthudo.vn 22:00 09/04/2025
Chia sẻ

Thậm chí, các chuyên gia còn ví nó bẩn ngang phân!

Miếng rửa chén dễ sử dụng nhưng cũng dễ lưu lại vi khuẩn. Theo HK01, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng vi khuẩn trên miếng rửa chén còn nhiều hơn cả trong nhà vệ sinh, thậm chí tương đương với phân người. Ngoài việc thay mới thường xuyên, làm sao để làm sạch và khử trùng một cách triệt để? Rất có thể bạn chưa biết!

Nhà bếp có 1 thứ được ví bẩn hơn cả bồn cầu, nhiều người tưởng giặt sạch với xà phòng là xong thì SAI RỒI!- Ảnh 1.

Mỗi cm² trên miếng bọt biển chứa 5.4 tỷ vi khuẩn, số lượng tương đương phân người

Đặc điểm của miếng rửa bát là một mặt làm từ sợi nylon bền, giúp loại bỏ vết bẩn mạnh mẽ, đặc biệt là các vết bẩn cứng đầu; mặt còn lại là mút có khả năng thấm hút tốt, giúp làm sạch bát đĩa mà không làm xước bề mặt. Tuy nhiên, thiết kế với nhiều lỗ nhỏ này lại là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, dễ dàng lưu lại trên bát đĩa.

Nhà vi sinh học người Đức, ông Markus Egert, đã công bố một nghiên cứu về lượng vi khuẩn trong miếng rửa bát. Kết quả cho thấy, miếng bọt biển có đến 362 loại vi khuẩn, mật độ lên đến 5,4 tỷ vi khuẩn mỗi cm². Ông Egert cho biết, số lượng vi khuẩn này rất lớn, tương đương với số lượng vi khuẩn trong mẫu phân người! Những thói quen xấu khi rửa bát có thể khiến vi khuẩn phát triển đến mức gấp 480.000 lần.

1-2% vi khuẩn trong miếng bọt biển có thể gây ngộ độc thực phẩm, 3 nhóm người dễ bị tổn thương

TS Egert nhấn mạnh, những vi khuẩn này không gây hại cho người khỏe mạnh. Nhưng nếu tiếp xúc lâu dài hoặc nuốt phải, chúng có thể gây rủi ro cho những người có hệ miễn dịch yếu, người già hoặc trẻ em.

Nhà bếp có 1 thứ được ví bẩn hơn cả bồn cầu, nhiều người tưởng giặt sạch với xà phòng là xong thì SAI RỒI!- Ảnh 2.

GS Jennifer Quinlan (Đại học Nông nghiệp Prairie View A&M, Mỹ) cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Bà thu thập miếng rửa bát từ 100 hộ gia đình ở Philadelphia và phát hiện 1-2% vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Có 2 phương pháp khử trùng tốt nhất, diệt 99,9% vi khuẩn trên miếng bọt biển

Hiệp hội Vệ sinh Mỹ (ACI) khuyến nghị vệ sinh và khử trùng miếng rửa bát mỗi tuần để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, ô nhiễm đồ ăn, bát đĩa, bồn rửa hoặc mặt bàn, thay miếng rửa bát 2-3 tuần 1 lần. Các phương pháp khử trùng hiệu quả là sử dụng lò vi sóng hoặc máy rửa chén để diệt 99,9% vi khuẩn, nghiên cứu cho thấy sử dụng lò vi sóng hoặc máy rửa chén có thể giảm số lượng vi khuẩn nhiều hơn so với chỉ ngâm trong nước tẩy rửa.

2 phương pháp khử trùng miếng rửa chén:

Lò vi sóng: Chế độ hâm 2 phút, phải ngâm trong nước trước

Đặt miếng rửa bát vào một dụng cụ phù hợp với lò vi sóng có đầy nước, ngâm kỹ, sau đó cho vào lò vi sóng, bật ở công suất cao trong 2 phút. Sau khi lấy ra, để nguội trong 10-15 phút, vắt khô và treo nơi thoáng mát để làm khô.

Nhà bếp có 1 thứ được ví bẩn hơn cả bồn cầu, nhiều người tưởng giặt sạch với xà phòng là xong thì SAI RỒI!- Ảnh 3.

Máy rửa bát: Đừng quên vắt khô hoàn toàn

Đặt miếng rửa bát vào máy rửa bát cùng với bát đĩa, sẽ giúp làm sạch rất tốt. Sau khi lấy ra, giặt lại một lần nữa và đảm bảo vắt hết nước.

Ngoài miếng rửa chén, làm sao để khử trùng và khử mùi cho giẻ lau bếp?

Ngoài miếng rửa chén, giẻ lau bếp cũng cần được vệ sinh và khử trùng thường xuyên. Để khử trùng giẻ lau, bạn có thể làm theo các bước sau:

- Chuẩn bị một nồi nước sạch, cho giẻ lau vào, thêm một lượng vừa đủ bột baking soda (khoảng 1-2 muỗng canh), khuấy đều.

- Đun sôi nước với lửa vừa, để sôi trong 2-3 phút, sau đó vớt giẻ lau ra.

- Giặt lại giẻ lau với nước sạch và để khô.

- Giẻ lau nên được vệ sinh và khử trùng 3 ngày 1 lần, đồng thời vệ sinh kỹ các dụng cụ sử dụng.

(Ảnh minh họa: Internet)

(Nguồn: HK01)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày