Người Việt chớ dại nấu thịt lợn cùng những thực phẩm "đại kỵ" này vì dễ sinh độc, "gây họa" cho cả gia đình

Bảo Nam, Theo Thanh niên Việt 19:04 14/08/2024
Chia sẻ

Thịt lợn rất tốt nhưng chúng có thể bị mất tác dụng, sinh độc nếu chế biến cùng những thực phẩm đại kỵ sau đây.

Thịt lợn không chỉ phổ biến trong mâm cơm thường ngày của người Việt mà còn có vai trò quan trọng trong những dịp lễ Tết, cúng giỗ. Loại thịt này vừa dễ ăn, vừa thơm ngon, lại dễ dàng chế biến.

Hơn nữa, thịt lợn cũng rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là protein. Protein trong thịt lợn giúp xây dựng và duy trì cơ bắp, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, thịt lợn cũng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như sắt, kẽm, vitamin B12, rất cần thiết cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị ngọt, mặn, tính bình. Công dụng tư âm nhuận táo. Trị các chứng bệnh nhiệt bệnh thương tân, tiêu khát, táo bón, mụn nhọt.

huong-dan-nau-cac-mon-an-ngon-voi-thit-lon-_3_1314-822641535701439-1535701439.jpg

Theo y học cổ truyền, thịt lợn có vị ngọt, mặn, tính bình.

Lương y đa khoa quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, thịt lợn nên tránh kết hợp cùng một số thực phẩm vì có thể gây nên những phản ứng không tốt cho cơ thể.

1. Gừng

Lương y Sáng cho biết, gừng và thịt lợn là hai nguyên liệu không nên kết hợp với nhau trong nấu nướng vì có tính "xung khắc".

Người Việt thường sử dụng gừng để khử mùi tanh của thịt lợn, nhưng việc nấu chúng cùng nhau không được khuyến khích. Khi tiêu thụ món ăn chứa cả gừng và thịt lợn với số lượng lớn, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như phong thấp hoặc nổi nốt trên da.

2. Tôm, ốc đồng

Theo Đông y, thịt lợn và tôm, ốc đồng không nên kết hợp trong chế biến món ăn vì có sự tương kỵ theo ngũ hành. Trong sách "Nam dược thần hiệu" của thần y Tuệ Tĩnh có ghi chép như sau: Thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ và tôm, do có thể gây ra các vấn đề như lạnh bụng, khó tiêu, hoặc rối loạn tiêu hóa.

maxresdefault.jpg

3. Lá mơ

Thịt lợn khi dùng chung với lá mơ cũng không được khuyến khích. Bởi thịt lợn chứa nhiều protein và khi kết hợp với lá mơ sẽ dễ gây kết tủa lượng đạm, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Nếu ăn quá nhiều lá mơ cùng thịt lợn có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, ngộ độc hoặc các vấn đề về sức khỏe khác khi tiêu thụ trong thời gian dài.

4. Thịt bò

Thịt lợn và thịt bò dù cùng là nguồn cung cấp protein, nhưng lại có hàm lượng dinh dưỡng và tính chất hoàn toàn khác nhau. Thịt lợn có tính hàn, trong khi thịt bò có tính ôn. Nếu nấu chung hai loại thịt này, có thể gây khó tiêu cho người ăn.

090923-thuc-pham-nhung-lau-buffet-poseidon-02-jpg.jpg

5. Đậu tương

Việc kết hợp thịt lợn và đậu tương (đậu nành) với nhau không được khuyến khích vì có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai nguyên liệu này.

Đậu tương là một loại thực phẩm chứa 60-80% là phốt pho. Khi chế biến đậu tương cùng với thịt lợn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thịt lợn. Điều này không chỉ làm mất đi lợi ích dinh dưỡng của thịt lợn mà còn có thể ảnh hưởng đến giá trị tổng thể của món ăn

6. Gan dê

Ông bà xưa đã có câu "Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu" để nhấn mạnh sự kiêng kỵ này. Gan dê có mùi gây và hơi hôi, khi nấu cùng thịt lợn sẽ làm mùi vị món ăn trở nên khó chịu.

6-mon-tuyet-doi-dung-nau-voi-thit-lon1.jpg

Đông y cũng cho rằng, nếu ăn thịt lợn chung với gan dê, có thể dẫn đến tình trạng khí trệ, gây chướng đầy bụng, khó tiêu, cảm giác khó chịu và đau bụng.

7. Rau thơm

Rau thơm có tính ôn, có khả năng hao khí, trong khi thịt lợn lại có tính ích khí. Sự kết hợp này có thể làm giảm hiệu quả dinh dưỡng của cả hai và không mang lại lợi ích tối ưu cho sức khỏe.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày