Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia”

Long Quyền, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 03/02/2020

Ngồi trên xe lăn từ khi còn nhỏ nhưng người thầy khuyết tật ấy đã cố gắng vượt lên nghịch cảnh và dành cả thanh xuân để dạy học miễn phí cho các em học sinh nghèo tại thôn Nhân Lý, (Chương Mỹ, Hà Nội). Thấy bản thân yếu dần, thầy Trường mong ước được đăng ký hiến thân xác cho y học.

Viết cuộc đời bằng đôi môi rớm máu

Tìm đến căn nhà của anh Phùng Văn Trường (SN 1979, tại thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội) và cũng là "Thư Viện Hallo World" trong những ngày năm mới, không khí nhộn nhịp bao trùm cả căn nhà. Từng tốp các em học sinh tấp nập đến chúc Tết trong niềm hân hoan vui thích.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 1.

Nhà của anh Phùng Văn Trường và cũng là "Thư Viện Hallo World" luôn tấp nập các em học sinh.

Khi mới sinh ra, anh Phùng Văn Trường (SN 1979) cũng khoẻ mạnh như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Thế nhưng niềm vui chẳng được bao lâu thì bạo bệnh ập đến, cả tuổi thơ của anh là những chuỗi ngày đau đớn tự ti khi chân tay ngày càng co quắp, yếu dần không thể đi lại được.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 2.

Bạo bệnh ập đến khiến tay anh Trường co quắp, chân bị liệt không thể đi lại.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 3.

Dự án "Thư Viện Hallo World" giúp các em học sinh được đọc sách và mượn sách mang về đọc miễn phí.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 4.

Anh Trường truyền dạy những kiến thức cơ bản và cần thiết cho các em học sinh.

Qua các đợt thăm khám, anh Trường được xác định bị căn bệnh thoái hoá cơ, bệnh tình ngày một nặng khiến anh từ một đứa trẻ khoẻ mạnh  trở thành một đứa trẻ tật nguyền.

Theo đuổi "con chữ" đến năm lớp 8, anh Trường buộc phải bỏ dở việc học hành vì đôi tay đã co cứng không thể cầm bút và sức khoẻ đã giảm sút nhiều. Bàn chân cũng dần bị liệt, những chuỗi ngày sau đó là quãng thời gian đau đớn tủi phận mà Trường phải trải qua. Khi ấy, cậu bé Trường chỉ ước bản thân mình được lành lặn khỏi bệnh để tiếp tục được đi học như chúng bạn.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 5.

Hàng nghìn đầu sách được kêu gọi để cho các em học sinh đến đọc.

Dù bị bệnh nhưng Trường vẫn cố gắng phụ giúp bố mẹ làm việc nhà. Nhưng mỗi khi một mình đối diện với 4 bức tường và chiếc xe lăn, Trường vẫn ấp ủ khao khát được đi học, được vui chơi như những người bạn của mình. Khi đôi tay đã cứng, đôi chân đã liệt, cậu bé ấy đã tự mình dùng miệng cắn cây bút để tập viết chữ.

Thời gian đầu do chưa quen, Trường thường bị cây bút đâm thẳng vào họng thậm chí cắn chảy máu môi nhưng chưa bao giờ cậu bé ấy nghĩ mình sẽ bỏ cuộc.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 6.

Khi đôi tay đã cứng, đôi chân đã liệt, anh Trường đã tự mình dùng miệng cắn cây bút để tự "vẽ lên cuộc đời".

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 7.
Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 8.

Nhìn những dòng chữ do anh Trường viết ra, không ai có thể nghĩ được rằng anh đã dùng miệng để viết.

"Sau thời gian tập luyện thì tôi dùng răng hàm để làm điểm tựa cho cây bút, răng cửa sẽ giữ bút thật chặt như những ngón tay còn cổ di chuyển nét bút. Nghĩ tưởng chừng như đơn giản nhưng phải mất nhiều tháng trời tôi mới viết được hình thù con chữ", anh Trường chia sẻ.

Khi đã viết được chữ bằng miệng, anh Trường vẫn chưa hài lòng mà tiếp tục luyện chữ. Nghĩ về bản thân mình, anh lại càng muốn tập luyện chữ thật đẹp để sau này có thể dạy lại được cho nhiều đứa trẻ khác.

"Mỗi dịp Tết đến, tôi ước ai cũng có bánh chưng"

Số phận nghiệt ngã là vậy nhưng anh Trường chưa bao giờ suy nghĩ tiêu cực và chán nản về bản thân mình. Người dân quanh khu vực cũng dần "truyền tai" nhau câu truyện về cậu bé tật nguyền viết chữ bằng miệng với một sự ngưỡng mộ và lấy đó làm nghị lực để theo đuổi những hoài bão của riêng bản thân.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 9.

Hàng năm, mỗi dịp Tết đến anh Trường lại kêu gọi mọi người ủng hộ rồi tổ chức cuộc thi gói bánh chưng cho các em học sinh nghèo.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 10.
Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 11.

Sau khi chấm điểm xong, các em sẽ mang bánh chưng và một chút quà nhỏ đi tặng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn quanh khu vực trong dịp Tết.

Khoảng 10 năm trở lại đây, anh đã mở lớp dạy học miễn phí cho những trẻ em nghèo quanh khu vực với mong muốn mọi đứa trẻ sẽ đều được học "con chữ". Vào những đợt nghỉ hè, "lớp thầy Trường" có tới hơn 40 em học sinh đến theo học và đọc sách.

"Tôi dạy không có giáo trình chuyên nghiệp như các giáo viên có bằng cấp mà tôi dạy những kiến thức cơ bản mà các em cần. Tôi thường tiếp xúc với các em như người thân trong gia đình nên tôi hiểu rất rõ tính cách và khả năng của từng em trong lớp do vậy mình cũng hiểu các em đang thiếu gì và phải học thêm những gì để dạy các em", anh Trường chia sẻ.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 12.
Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 13.
Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 14.

Các em nhỏ cũng có quà là những chiếc bánh chưng do chính các em tập gói.

Ban đầu lớp học của anh Trường cũng chỉ có vài cháu được bố mẹ gửi đến để bớt ham chơi nhưng dần dần, phụ huynh đến nhờ ngày nhiều và số lượng các em theo học cứ tăng dần mỗi lúc một đông hơn.

Ngoài việc dạy học, dạy viết cho các em học sinh, anh Trường còn vận động được hơn 3.000 đầu sách để mở dự án thư viện cộng đồng Hallo World – Tủ sách ước mơ ngay tại nhà, tạo điều kiện cho các em học sinh đến đọc sách hoặc mượn về nhà đọc miễn phí.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 15.
Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 16.

Mỗi dịp Tết đến, anh Trường mong muốn ai cũng có bánh chưng, những phần quà có giá trị nhỏ nhưng đem lại niềm vui to lớn.

Trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, anh Trường cũng đã vận động và mở một chương trình mang tên "Tết đón yêu thương". Trong đó, các em học sinh đã được tổ chức gói bánh, thi chấm điểm rồi mang những chiếc bánh chưng và các phần quà Tết nho nhỏ để tặng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực. Đồng thời mỗi em học sinh nghèo cũng có một phần quà nho nhỏ trong ngày Tết.

"Kinh phí tổ chức thì kêu gọi anh em, bạn bè, người dân trong thôn xóm quyên góp rồi cho các cháu chia đội gói bánh chưng ngày Tết và chấm điểm. Khi cuộc thi xong, các phần quà sẽ được chính tay các cháu đem đến tặng những gia đình khó khăn neo đơn.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 17.

Chiếc hòm từ thiện cho quỹ anh Trường chưa mở lần nào. Anh để dành khi cần thiết nhất sẽ mở dù không có nhiều tiền.

Điều này giúp các cháu năm nào cũng được trải nghiệm không khí Tết cổ truyền và cũng giáo dục cho các cháu lòng hảo tâm từ nhỏ. Tôi cũng là một số phận nghiệt ngã nên tôi rất hiểu. Cũng còn nhiều mảnh đời bất hạnh hơn tôi, nhiều người không có nhà để về, không có chỗ che mưa che nắng. Mỗi năm cứ dịp Tết đến, tôi ước ai cũng có bánh chưng, nếu mọi người đều chung tay hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh thì sẽ tốt hơn rất nhiều", anh Trường nói.

"Mong rằng khi tôi nhắm mắt một phần cơ thể của mình sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia"

Do cũng là một người phải đối diện với nghịch cảnh, bạo bệnh nên người thầy ấy rất thấu hiểu những mảnh đời khó khăn như mình. Đến hiện tại khi cảm thấy cơ thể yếu dần, anh Trường chỉ còn mong ước sẽ được đăng ký để hiến tạng cho y học.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 18.

Các em học sinh tỏ ra rất quý mến thầy Trường và thường đến đọc sách, chơi với thầy.

"Tôi cũng là một người bất hạnh, cuộc đời tôi có khi cũng ngắn ngủi thôi. Năm nay đã ngoài 40 tuổi rồi, cảm thấy sức khoẻ mình kém đi, không biết nay mai thế nào nữa. Tôi có một ước nguyện được đăng ký hiến tạng cho y học để mình được mang lại một điều nhỏ nhoi nào đó cho đời, cho những mảnh đời bất hạnh như mình.

Mình mất đi thì cũng chỉ là cát bụi, thân thể tôi nó cũng như cái áo rách nhưng nếu còn được "mảnh vải" nào lành lặn thì mình mong được vá vào cái áo nào rách hơn.

Người thầy “vẽ cuộc đời” bằng đôi môi rớm máu: “Ước rằng khi tôi nhắm mắt, một phần cơ thể này sẽ thắp lên ánh sáng cho ai đó ngoài kia” - Ảnh 19.

Anh Trường ước nguyện được đăng ký hiến tạng cho y học để được giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh như bản thân anh.

Sức khoẻ tôi cũng không thể đi được, mong muốn các tổ chức có chức năng có thể đến đây để giúp tôi được đăng ký ước nguyện của mình để trước khi tôi mất đi có thể được đăng ký", anh Trường tâm sự.

Với anh Trường, bản thân chỉ mong muốn được làm những việc có ích cho đời dù lớn hay nhỏ. Anh luôn tâm niệm bản thân sống trên đời phải luôn tu đức hạnh bố thí, những gì có thể cống hiến được cho đời thì không nên bỏ phí.

Trước ước nguyện của bản thân, anh mong muốn mình sẽ là người đầu tiên tại quê hương hiến tạng để phong trào này được phát triển mạnh ở nơi anh sinh sống.

Dù phải đối diện với nghịch cảnh khó khăn với đôi tay, chân không lành lặn nhưng bù lại anh Trường có cái đầu luôn minh mẫn, nhân hậu. Anh cũng vô cùng hài lòng với gia đình của mình khi có một người vợ lành lặn, một người con khoẻ mạnh khôi ngô, ngoan ngoãn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày