Người Nhật “thảnh thơi” với ung thư, vì sao vậy?

, Theo thanhnienviet.vn 17:22 18/07/2025
Chia sẻ

Nghe thì ngược đời nhưng sự thật là có một bí mật ẩn giấu phía sau.

Bật mí "vũ khí bí mật" khiến người Nhật "thảnh thơi" với ung thư còn người Việt thì KHÔNG

Có một sự thật đáng để người trẻ như bạn phải lưu tâm, đó là thời nay tìm hiểu về ung thư quá dễ. Nhưng đó không phải là tin vui. Bởi tìm hiểu ở đây có nghĩa là bạn chỉ cần gõ nhẹ từ khóa “ung thư” lên thanh công cụ tìm kiếm, lập tức trước mắt bạn sẽ hiện ra loạt thông tin khiến bạn không thể “sống vô tri” được nữa.

“Người đàn ông ở Hà Nội mắc cùng lúc 2 loại ung thư nguy hiểm”

“Diễn viên Kang Seo Ha qua đời vì ung thư ở tuổi 31”

“Người phụ nữ sụt 8kg trong 2 tháng nhưng không đi khám, đến khi khám sức khỏe định kỳ đã nhận kết quả theo dõi ung thư phổi di căn”

“Gia đình 4 người mắc ung thư vú”

Và không chỉ dừng lại ở ung thư, những thông tin về người trẻ đột quỵ hay suy thận sớm cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Vậy chúng ta có nên lo lắng không? Có. Nhưng bạn đừng để nỗi lo ấy ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Hãy nhìn người Nhật, những người đang sống ở đất nước “cứ 30 giây lại có 1 người mắc ung thư” nhưng lại có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Họ đã làm gì để sống “thảnh thơi” với ung thư được vậy?

Vũ khí trên đường đua chống lại ung thư của người Nhật

Chúng ta vẫn nhắc tới ung thư như một loại “án tử”, nhưng với người Nhật thì không như vậy. Theo báo cáo "CANCER STATISTICS IN JAPAN 2025" của Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản, tỷ lệ mắc ung thư trong suốt cuộc đời được ước tính từ dữ liệu năm 2020 là 62% đối với nam giới và 49% đối với nữ giới. Ung thư là một bệnh khá phổ biến ở Nhật Bản và mọi người đều nhận thức rằng: Ai cũng có thể mắc bệnh ung thư.

Người Nhật “thảnh thơi” với ung thư, vì sao vậy?- Ảnh 1.

Người Nhật thường chăm sóc sức khỏe chủ động, "thảnh thơi" ngay cả khi mắc ung thư (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, người Nhật mắc ung thư vẫn rất “thảnh thơi”, vẫn đi làm, vẫn giải trí và vẫn sống thọ. Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư ở Nhật rơi vào khoảng 75% nhưng ở Việt Nam con số này chỉ khoảng 25% (theo báo cáo Globocan 2022, công bố ngày 08.02.2024). Tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84-85 còn người Việt là 73-74 tuổi (Số liệu năm 2023 theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản và Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam). Rốt cuộc, họ có bí mật gì?

Bí mật nằm ở chỗ, người Nhật chọn khởi động sớm hơn, chuẩn bị đầy đủ hơn về cả tinh thần lẫn vật dụng cần thiết khi tiến vào đường chạy. Trong cuộc chiến chống ung thư chính là chăm sóc sức khỏe từ sớm, tầm soát toàn diện định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu nhỏ nhất. Ngay cả khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường.

Còn ở Việt Nam, rất nhiều người sợ ung thư nhưng chỉ chịu “bước vào đường đua” khi cơ thể bắt đầu kêu cứu, khi những cơn đau đã rõ rệt và thường là quá muộn. Bởi thời điểm phát hiện ung thư có vai trò quyết định rất lớn tới cơ hội chiến thắng nó.

- Phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống gần như 100%. Bạn giống như đang chạy marathon mà vạch đích nằm ngay phía trước, chỉ cần đi bộ thư thả, bạn vẫn về đích an toàn.

- Phát hiện ở giai đoạn 2, tỷ lệ sống còn 70-80%. Bạn phải tăng tốc, nỗ lực hơn, nhưng đích đến vẫn trong tầm tay nếu không bỏ cuộc.

- Phát hiện ở giai đoạn 3, tỷ lệ sống chỉ còn 50-60%. Bạn bắt đầu cảm thấy cuộc đua gian nan hơn, toát mồ hôi và thở dốc như đang chạy đường leo lên đỉnh núi.

- Phát hiện ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống dưới 20%. Lúc này bạn như đang chống chọi giữa cơn lốc khi đường dốc đứng, thể lực suy kiệt. Chỉ việc giữ được thăng bằng thôi cũng khó chứ chưa nói chuyện về tới đích.

Người Nhật “thảnh thơi” với ung thư, vì sao vậy?- Ảnh 2.

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính là chìa khóa giúp người Nhật "thảnh thơi" với ung thư

Hóa ra điểm khác biệt không nằm ở thể lực, cấu trúc gen hay may mắn. Đơn giản chỉ là thói quen chăm sóc sức khỏe và thật may mắn khi “vũ khí bí mật” này là thứ bất kỳ người Việt nào cũng có thể tự trang bị để được giống như người Nhật?

Làm thế nào để “thảnh thơi” với ung thư như người Nhật?

Hiện nay, trên thế giới, không có cách nào có thể phòng ngừa ung thư 100%. Dù là người bình thường hay người giàu có, nổi tiếng, có quyền lực. Công nương Kate, Vua Charles III của Anh Quốc từng mắc ung thư, cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden phát hiện ung thư tuyến tụy di căn tới xương. Hay cựu CEO của Apple là Steve Jobs đã qua đời vì ung thư tuyến tụy.

Điều này nghĩa là, đứng trước ung thư ai cũng bình đẳng, bất kể địa vị, giới tính, lứa tuổi, sắc tộc. Cuộc chạy đua của mỗi người với ung thư đều giống nhau, quan trọng là bạn chuẩn bị và đối mặt như thế nào để chiến thắng. Một trong những sự chuẩn bị tốt nhất là học theo người Nhật, tầm soát định kỳ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn 0. Vừa tiết kiệm tiền, thời gian, công sức lại tự cứu được chính mình.

Nhưng có một câu hỏi mà nhiều người khi bước vào đường chạy marathon một cách chủ động phải thắc mắc: “Vậy tầm soát ở đâu mới hiệu quả như người Nhật, có nhất thiết phải bay sang Nhật hay không?”

Người Nhật “thảnh thơi” với ung thư, vì sao vậy?- Ảnh 3.

Bạn không cần sang Nhật vẫn có thể "thảnh thơi" với ung thư như Người Nhật nhờ Trung tâm tầm soát công nghệ cao Nura

Câu trả lời là KHÔNG. Không phải ai cũng có đủ thời gian, tiền bạc và các điều kiện khác sang tận nước Nhật xa xôi để trải nghiệm nền y tế Nhật Bản. Nhưng thật may mắn là chúng ta đang sống trong một “thế giới phẳng”. Với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ AI và Big Data, bạn có thể thực hiện tầm soát toàn diện chuẩn Nhật ngay tại Việt Nam, ngay tại Hà Nội với Trung tâm tầm soát công nghệ cao Nura.

Nura là cơ sở đầu tiên tại Đông Nam Á có ứng dụng công nghệ AI độc quyền của Fujifilm trong việc tầm soát toàn diện các bệnh ung thư và lối sống. Công nghệ của Nura được chứng nhận bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), đảm bảo 3 tiêu chí của một mô hình tầm soát tiêu chuẩn: Chính xác - An toàn - Thuận tiện.

Người Nhật “thảnh thơi” với ung thư, vì sao vậy?- Ảnh 4.

Quy trình tầm soát chuẩn Nhật kết hợp công nghệ AI tiên tiến giúp phát hiện ung thư cực sớm, từ khi chưa có triệu chứng bất thường

Tại Nura, chỉ trong 120 phút bạn được kiểm tra sức khỏe chuyên sâu và phát hiện 22 bệnh lý lối sống, 14 loại ung thư mà các phương pháp thông thường có thể bỏ sót. Công nghệ chụp CT tích hợp AI tiên tiến nhất, cho phép phát hiện tổn thương siêu nhỏ từ 1mm, nhỏ đến mức cơ thể bạn chưa cảm nhận thấy gì nhưng nó đã bị “lộ” khi đi khám. Đặc biệt, an toàn hơn với công nghệ độc quyền giúp giảm lượng bức xạ tia X tới 97%. Nura sử dụng Big Data với hơn 400 triệu cơ sở dữ liệu thu thập trong hơn 10 năm trên toàn cầu, giúp chẩn đoán sớm và chính xác hơn.

Người Nhật “thảnh thơi” với ung thư, vì sao vậy?- Ảnh 5.

Công nghệ độc quyền tại Nura Việt Nam giúp giảm lượng bức xạ tia X tới 97% mà vẫn cho hình ánh sắc nét, chất lượng cực cao khi tầm soát

Cần phải hiểu rằng, kiểm tra sức khỏe thông thường chỉ bao gồm các hạng mục cơ bản để nắm bắt tình trạng sức khỏe tổng quát. Đó không phải là một chương trình khám sức khỏe nhằm phát hiện các bệnh như ung thư. Muốn nắm chắc phần thắng, thảnh thơi trên đường chạy marathon chống lại ung thư, tầm soát sớm chính là “vũ khí” quan trọng nhất. Tầm soát sớm không chỉ để phát hiện bệnh, mà còn là để bạn chủ động hơn trong cuộc sống, khi có thể quản lý mọi rủi ro về sức khỏe và tài chính cho tương lai.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày