Khám sức khỏe định kỳ, tốt hơn nữa là tầm soát toàn diện là những hạng mục chăm sóc sức khỏe rất cần thiết. Ai trong chúng ta cũng muốn mình khỏe mạnh, sống thọ nhưng lại có không ít người sợ đi khám bệnh hoặc sợ tới bệnh viện. Trong khi, phát hiện sớm chính là “chìa khóa” để điều trị hiệu quả mọi bệnh tật.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng lắng nghe cuộc trò chuyện giữa Founder NHATO Hoàng Việt Đức và nhà sáng lập Trung tâm Tầm soát công nghệ cao NURA Việt Nam - Ông Nguyễn Huy Tuấn để tìm ra những lý do tại sao nhiều người lại sợ bệnh viện, sợ khám sức khỏe đến vậy.
Nhà sáng lập NURA Việt Nam - Ông Nguyễn Huy Tuấn trò chuyện cùng Founder của NHATO - Anh Hoàng Việt Đức
Anh Hoàng Việt Đức: Từ sau COVID-19 bản thân em cũng cảm thấy sức khỏe mình xuống cấp. Một số bạn bè đang trẻ khỏe bỗng đi khám phát hiện ung thư rồi bệnh này bệnh kia, nên 1 năm qua em bắt đầu quan tâm hơn tới chăm sóc sức khỏe, tìm hiểu về thăm khám chủ động. Nhưng thú thật, trước đó có 10 năm liên tiếp em không khám sức khỏe vì sợ bệnh viện và bận rộn, lại cho rằng mình còn trẻ, không thấy có biểu hiện bất thường. Sợ khám ra bệnh nặng gì sẽ xáo trộn mọi thứ. Xung quanh anh, trong quá trình anh làm việc có gặp nhiều người như vậy không?
Ông Nguyễn Huy Tuấn: Đúng là có rất nhiều người giống Đức và chính mình cũng từng như vậy. Mình sợ khám thì ra bệnh, lại chủ quan là mình còn trẻ, không có triệu chứng gì bất thường tức là mình khỏe, nhưng không phải. Bản thân mình đã trải qua 2 lần ung thư thận. Lần đầu là 2017 khi mình sang Nhật thăm 1 người bạn điều trị ung thư bên này, theo lời khuyên đi tầm soát toàn diện thì phát hiện ung thư biểu mô tế bào thận bên trái giai đoạn 1B kích thước 3cm và được điều trị ngay sau đó.
Lần thứ 2 là năm 2022, sau COVID-19 thì mình quay lại Nhật vì công việc và tầm soát lại, phát hiện u thận bên phải giai đoạn 1A. Hai lần ung thư này nó không liên quan gì đến nhau, không phải do lần 1 điều trị không dứt điểm mà tái phát. Điểm chung là cả 2 lần đều phát hiện ở giai đoạn rất sớm nên điều trị có hiệu quả. Cũng nhờ vậy mà mình hiểu ra rằng, có nhiều lý do khiến cho người Nhật họ trở thành quốc gia sống thọ.
Anh Hoàng Việt Đức: Nghĩa là họ nhờ phát hiện sớm giống như anh hay là do nền y học của Nhật hiện đại hơn nước mình? Người Nhật trước giờ nổi tiếng có lối sống lành mạnh nên em thắc mắc nó ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ mắc bệnh tật, nhất là ung thư của họ hay không?
Ông Nguyễn Huy Tuấn: Đúng là bản thân những lối sống lành mạnh đóng góp rất lớn vào sức khỏe tổng thể, tuổi thọ trung bình cao của người Nhật. Một trong số đó là họ rất quan tâm tới chăm sóc và thăm khám chủ động.
Như ở Việt Nam và chính Đức cũng vừa chia sẻ, nhiều người có tâm lý là sợ đi khám sẽ ra bệnh. Nhưng tư duy của người Nhật rất khác, họ đi khám để chắc chắn là mình đang khỏe mạnh và lên những kế hoạch cho tương lai dựa trên tình trạng sức khỏe. Bên mình đa số chỉ đi khám khi có dấu hiệu bất thường rõ ràng, không tự xử lý được tại nhà và lúc này thường là bệnh đã nặng nên khó điều trị, tiên lượng xấu. Nói cách khác là phát hiện sớm góp phần lớn vào hiệu quả điều trị cũng như giảm chi phí điều trị - điều mà rất nhiều người lo sợ, vì nó mà từ bỏ việc chữa bệnh.
Người Việt mình có nhiều người khi nghe mắc ung thư là thường chán nản, thậm chí coi là “án tử”, không muốn chữa. Hoặc là họ cân nhắc ung thư “đằng nào cũng chết” nên không muốn bỏ tiền của nhiều để chữa, muốn để lại tài sản cho con cháu. Nhưng người Nhật thì khác.
Ví dụ như khi mình phát hiện ung thư thận, giống như nhiều người khác mình liền hỏi bác sĩ mình sống được bao lâu nữa. Bác sĩ nói là mình đang mắc 1 sai lầm rất lớn. Khi ung thư, thay vì chỉ nghĩ tới cuộc đời sẽ kết thúc thì cần nghĩ cuộc đời mới mình sẽ sống thế nào. Bệnh ung thư biểu mô tế bào thận giai đoạn 1 ở Nhật có tỷ lệ chữa khỏi là 94%. Nhưng mình sẽ nằm trong khoảng 94% đó hay 6% còn lại thì phần lớn do mình. Nếu mình có tư duy tích cực, thay đổi lối sống, hợp tác với bác sĩ, làm đúng phác đồ điều trị thì đương nhiên sẽ điều trị có hiệu quả và điều đó đã thành sự thật.
Anh Hoàng Việt Đức: Vậy còn tỷ lệ mắc ung thư ở Nhật Bản thì sao anh? Tuổi thọ họ cao như vậy, chăm sóc sức khỏe sớm như vậy thì số ca mắc ung thư sẽ như thế nào khi so với Việt Nam?
Ông Nguyễn Huy Tuấn: Theo số liệu của Bộ Y tế, Lao động và An sinh Xã hội Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của người Nhật năm 2023 là 85 tuổi. Trong khi con số này ở Việt Nam được Bộ Y tế thống kê là 74.5 tuổi. Điều đáng ngạc nhiên hơn là dù sống thọ như vậy nhưng tỷ lệ mắc mới bệnh ung thư hàng năm ở Nhật Bản cao hơn Việt Nam tới hơn 5 lần. Cụ thể là có khoảng 1.000.000 người mắc mới ung thư tại Nhật mỗi năm nhưng ở Việt Nam con số này chỉ khoảng 180.000 người.
Đơn giản là ở Nhật họ đi khám để phát hiện ung thư và phát hiện từ những giai đoạn rất sớm để đưa vào thống kê, để chữa trị. Trong khi Việt Nam thì các thống kê chỉ ra rằng chỉ có khoảng 5% dân số đi khám hoặc tầm soát sức khỏe định kỳ. Con số này ở Nhật là trên 90%. Nhật họ phát triển các trung tâm tầm soát - bảo dưỡng sức khỏe song song với khám chữa bệnh mạnh hơn nước ta với hơn 1500 cơ sở. Nhờ vậy mà trung bình cứ 100 người Nhật phát hiện ung thư thì có khoảng 73 người sống sót sau 5 năm. Điều này đóng góp rất nhiều vào việc nâng cao tuổi thọ trung bình.
Anh Hoàng Việt Đức: Như em đã chia sẻ là có khoảng 10 năm liên tiếp em sợ tới bệnh viện, nằm trong 95% người không đi thăm khám để mà biết bệnh. Nhưng gần đây em đã thay đổi suy nghĩ, em cũng đã thực hiện tầm soát toàn diện tại NURA Việt Nam và bất ngờ bởi nó quá nhẹ nhàng, chỉ mất có 2 tiếng mà phát hiện được cả những tổn thương rất nhỏ và nhiều vấn đề sức khỏe liên quan tới lối sống.
Ông Nguyễn Huy Tuấn: NURA Việt Nam là thành quả từ sự hợp tác chiến lược giữa Fujifilm - Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ y tế và Trung tâm Y khoa Nhật Bản T-Matsuoka – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tầm soát và phát hiện sớm ung bướu, đột quỵ chuẩn Nhật.
Đặc biệt, NURA là cơ sở duy nhất tại Đông Nam Á có ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI độc quyền của Fujifilm với kho Big Data xây dựng từ hơn 400 triệu cơ sở dữ liệu. Nó tương đương kinh nghiệm 10.000 năm của 1 bác sĩ. Liều bức xạ khi chẩn đoán hình ảnh cũng giảm từ 90 - 97% so với thông thường. Nhờ vậy, NURA có thể đưa ra chẩn đoán sớm hơn, chính xác hơn và phát hiện những tổn thương cực sớm chỉ từ 1mm. Giúp phát hiện 22 bệnh lối sống và 14 loại ung thư có thể bị bỏ sót nếu chỉ khám sức khỏe định kỳ thông thường.
Tầm soát toàn diện định kỳ là “chìa khóa” để phát hiện sớm và điều trị ung thư có hiệu quả, kéo dài tuổi thọ
Mình cảm thấy rất vui khi nghe những chia sẻ của Đức khi trải nghiệm tầm soát toàn diện tại NURA. Mình cũng hy vọng mọi người sẽ giống như Đức, có góc nhìn mới để thay đổi tư duy trong việc chủ động phát hiện và ngăn chặn kịp thời những căn bệnh nguy hiểm cho bản thân và gia đình, nhất là ung thư.
Xem đầy đủ cuộc trò chuyện về tầm soát sức khỏe của Nhà sáng lập NURA Việt Nam - Ông Nguyễn Huy Tuấn và Founder của NHATO - Anh Hoàng Việt Đức tại đây