Người dân "vô tư" ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo

Văn Nguyễn, Theo Thời Đại 15:03 08/02/2018
Chia sẻ

Việc thả cá chép với mục đích phóng sinh vốn là phong tục tốt đẹp, nhưng nhiều người dân vô ý thức đã ném cá từ trên cầu Bến Thủy cao hàng chục mét xuống nước khiến nhiều con bị chết.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 1.

Ngày 23 tháng Chạp, người dân miền Trung đã bắt đầu làm đồ cúng để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời theo phong tục dân gian.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 2.

Để ông Táo có phương tiện đi lại, người dân thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 3.

Tuy nhiên, có nhiều người đã chọn cách đi lên cầu Bến Thủy (bắc qua Nghệ An – Hà Tĩnh), rồi đứng ở thành cầu thả cá xuống một cách rất cẩu thả.

Thậm chí người còn vứt cá trong túi nilong khiến những con cá không thể bơi ra ngoài, đành "phó mặc số phận" nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 5.

Thậm chí, nhiều con cá khi rời khỏi xô chậu, túi bóng đã đập vào thành cầu nên khi xuống nước khả năng chết rất cao.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 6.

Ngoài một số người ý thức kém, phần lớn người dân đều cố gắng sắp xếp ra tận bờ sông để phóng sinh cá chép.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 7.

So với những năm trước, người dân đã rất ý thức trong việc thả cá. Không còn tràn lan cảnh ném, đổ ụp hay vứt cả túi nylon cùng cá xuống hồ nữa.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 8.

Cách thả đúng nhất là dùng hai tay, đưa cá sát mặt nước mới được thả xuống. Nếu ném từ trên cao, cá chép khó lòng mà sống được, còn nếu sống chắc chắn cũng thành tật.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 9.

Trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công.

Người dân vô tư ném cá chép từ trên cầu cao hàng chục mét xuống sông để phóng sinh trong ngày ông Công ông Táo - Ảnh 10.

Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày