Người cha hối hận khi con trai bất tỉnh sau 2 cái bạt tai: Cảnh báo 5 bộ phận trên cơ thể trẻ tức giận đến mấy bố mẹ cũng không được đánh

Nguyễn Phượng, Theo Thể thao văn hoá 21:17 01/12/2022
Chia sẻ

Dùng đòn roi khi dạy dỗ con cái là phương pháp giáo dục được nhiều phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, hành động này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới tính mạng trẻ.

Sử dụng đòn roi với con cái là cách giáo dục phản khoa học và lỗi thời nhưng vẫn được nhiều cha mẹ áp dụng. Theo số liệu khảo sát cho thấy, chỉ có 6% cha mẹ chưa bao giờ đánh con, và 80% cha mẹ cho rằng không đánh con là điều viển vông.

Cùng với đó, khoảng 80% trẻ em trên thế giới từng bị đánh đòn, điều này cho thấy sức mạnh lâu dài của niềm tin rằng trừng phạt thân thể sẽ điều hướng hành vi của trẻ em và thúc đẩy trẻ nhỏ cư xử đúng đắn, vâng lời. Tuy nhiên khoa học không ủng hộ quan điểm này. Trên thực tế, theo dữ liệu khảo sát 160.927 trẻ em, việc đánh đòn có tác động không tốt đối với hành vi của con trẻ. Thay vì đó, điều chỉnh hành vi bằng lời nói sẽ có tác dụng lâu dài.

"Cha mẹ thỉnh thoảng đánh đòn con cái không phải là người xấu. Tuy nhiên đã có rất nhiều nghiên cứu và hầu như tất cả đều phát hiện ra những tác động tiêu cực đáng kể liên quan đến việc trừng phạt thân thể", tiến sĩ George W. Holden, giáo sư và chủ tịch khoa Tâm lý học tại Đại học Southern Methodist, Mỹ, tác giả của cuốn Parenting: A Dynamic Perspective, cho biết.

Sở dĩ các bậc cha mẹ ngày nay có suy nghĩ đánh đòn con cái như vậy chủ yếu là do họ vẫn tin tưởng vào tư tưởng nuôi dạy con cái "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi".

Người cha hối hận khi con trai bất tỉnh sau 2 cái bạt tai: Cảnh báo 5 bộ phận trên cơ thể trẻ tức giận đến mấy bố mẹ cũng không được đánh - Ảnh 1.

Đánh con là phương pháp giáo dục chưa bao giờ hiệu quả - Ảnh minh hoạ

Dù bao nhiêu tuổi, cha mẹ đều cho rằng đánh đòn con cái là phương pháp nuôi dạy con cái hiệu quả nhất và dễ dàng nhất. Vì thế, một số bậc cha mẹ luôn yêu thích sử dụng phương pháp này khi con sai, con hư.

Ngoài ra, cuộc sống vất vả, khó khăn, căng thẳng có thể dẫn đến việc các ông bố bà mẹ bị stress và đưa ra những phương pháp kỷ luật ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn rất mỏng manh, có một số bộ phận rất dễ bị tổn thương, dù tức đến mấy cũng không thể đánh đập, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Tiểu Vương (Trung Quốc) là một người cha rất nóng tính. Anh có một cậu con trai 8 tuổi rất nghịch ngợm nên thường xuyên bị đánh đòn. Mỗi lần nghe đứa trẻ khóc, hàng xóm lại cảm thấy đau lòng.

Có một hôm Tiểu Vương đưa con trai tới dự một bữa tiệc của bạn bè. Vì không để ý nên cậu bé mượn điện thoại của cha rồi lén mua thẻ game. Số tiền cũng không quá nhiều nhưng vì hôm đó anh có uống rượu nên khi về nhà đã đánh con rất nặng.

Sau khi bị cha tát 2 cái, cậu bé lăn ra bất tỉnh, vì anh say nên không thể lái xe, còn vợ anh thì không biết lái xe. Không còn cách nào khác, 2 vợ chồng vội gõ cửa nhờ hàng xóm đưa con tới bệnh viện. Dọc đường đi, 2 vợ chồng nơm nớp lo sợ con mình xảy ra chuyện gì nghiêm trọng.

5 bộ phận này trên cơ thể trẻ tuyệt đối không được đánh

Khi giáo dục con cái, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những vị trí này, không nên đánh vào khi đang tức giận.

Đầu

Đầu là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể của một người. Nó mang những chức năng quan trọng. Nó là một hệ thống thần kinh trung ương quan trọng của cơ thể con người và cũng kết nối với các hệ thống thần kinh khác. Không nên đánh vào đầu trẻ một cách dễ dàng, nếu không sẽ dễ gây tổn thương dây thần kinh. Khi đánh vào đầu trẻ, ít nhất sẽ gây chóng mặt, chấn động và làm giảm chỉ số thông minh của trẻ, không tốt cho việc học tập và cuộc sống của trẻ.

Mông

Có lẽ mông là vị trí thường xuyên trẻ em bị đánh đòn. Người lớn luôn cảm thấy rằng việc đánh đòn ở đây ít ảnh hưởng nhất vì mông nhiều thịt, không dễ bị đau. Nhưng trên thực tế, bộ phận này đầy rẫy những dây thần kinh, nên khi bị đánh quá mạnh vào mông, trẻ sẽ bị tác động mạnh về thể chất, làm mông bị thâm tím, thậm chí gây xuất huyết, tuần hoàn máu kém, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.

Hơn nữa, đánh đòn trẻ dễ dẫn đến tụ máu quanh mông, máu chảy không thông, trường hợp nặng có thể bị viêm nhiễm hoại tử. Ngoài nỗi đau bằng da, bằng thịt, nó còn làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.

Sau gáy

Đôi khi trẻ không nghe lời, một số cha mẹ luôn tùy ý đánh vào sau gáy trẻ. Phía sau đầu cũng là một nơi rất nhạy cảm, các dây thần kinh ở phía sau đầu phân phối các mô tế bào thần kinh quan trọng cho sự phát triển của não, một khi bị va đập mạnh, tổn thương gây ra là không thể phục hồi.

Thậm chí, trí thông minh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở nên ngốc nghếch hơn.

Người cha hối hận khi con trai bất tỉnh sau 2 cái bạt tai: Cảnh báo 5 bộ phận trên cơ thể trẻ tức giận đến mấy bố mẹ cũng không được đánh - Ảnh 2.

Nhiều vị trí trên cơ thể trẻ tiềm ẩn nguy hiểm khi bị tác động bởi bạo lực - Ảnh minh hoạ

Tai

Nhiều bậc cha mẹ sẽ vặn tai con mình hoặc tát con khi tức giận, nhưng họ không biết rằng những hành vi này có rất nhiều tác hại. Bộ phận này rất mỏng manh, trên tai có rất nhiều mao mạch. Nếu cha mẹ quá mạnh tay dễ khiến trẻ bị chảy máu tai. Màng nhĩ trong tai thường rất mỏng và dễ bị vỡ ra dưới tác động của ngoại lực. Véo tai và tát vào mặt trẻ có thể làm thủng màng nhĩ và khiến trẻ bị điếc.

Bụng

Bụng của trẻ là nơi tập trung của các cơ quan nội tạng, cha mẹ không được đạp vào bụng của trẻ, nếu không sẽ gây nguy hiểm.

Những lựa chọn tốt hơn việc đánh đòn

Kỷ luật là dạy dỗ còn đánh đòn là trừng phạt. Rất nhiều người không đánh con nhưng đứa trẻ vẫn lớn lên, phát triển tốt nên hiển nhiên, đánh đòn không phải lựa chọn duy nhất trong phương pháp nuôi dạy của bạn.

Với mỗi độ tuổi của trẻ, bạn cần áp dụng các phương pháp dạy dỗ, kỷ luật khác nhau. Ví dụ, khi trẻ mới biết đi, bạn có thể đánh lạc hướng trẻ khỏi hành động tiêu cực hoặc ngăn nó xảy ra ngay từ đầu.

Với trẻ lớn hơn, bạn cần giáo dục tập trung vào sự hợp tác và phát triển mối quan hệ xã hội. Bạn nên tuân thủ ba nguyên tắc: khen ngợi và thể hiện tình cảm khi trẻ làm tốt, xử lý các hành vi tiêu cực bằng hình phạt nhẹ, ngắn gọn như tạm dừng hoặc tước bỏ các quyền trẻ đang có, khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở và cho trẻ biết hành vi nào không được chấp nhận.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày