Người cha dành hàng tỷ đồng cho người giúp việc nhưng con gái chỉ nhận được đúng 3.000 đồng cùng lời nhắn chua xót: Số tiền này tương ứng với lòng hiếu thảo của con

Đinh Anh, Theo Thể thao văn hoá 13:48 15/03/2023
Chia sẻ

Nhà của bố mẹ luôn luôn là nhà của con cái nhưng nhà của con sẽ không bao giờ là nhà của bố mẹ. Sinh và nuôi con là nghĩa vụ nhưng dựa vào con là sai lầm.

Hồi 2019, người dùng trên diễn đàn Zhihu của Trung Quốc đã lan truyền bài viết với tiêu đề "Bản di chúc nghịch lý của cha". Bài viết này đã có tốc độ chia sẻ chóng mặt khi nội dung của bản di chúc khiến nhiều người bất ngờ.

Theo đó, trước khi qua đời, một người cha ở Thượng Hải đã lập di chúc trong bệnh viện với nội dung như sau: "Tài sản thừa kế của tôi để lại cho con gái, Wu Moumou là 1 NDT (khoảng 3.000 đồng). Phần tài sản còn lại, gồm bất động sản và khoản tiền 800.000 NDT (khoảng 2,7 tỷ đồng) được để lại cho bà Chen - người phụ nữ làm bảo mẫu cho gia đình cách đây 3 tháng".

Thực tế phía sau bản di chúc này là một câu chuyện buồn về mối quan hệ giữa hai cha con người Thượng Hải.

Bản di chúc đầy nghịch lý

Vào ngày con gái chào đời, người cha đã vô cùng hạnh phúc, một mình chạy đến quảng trường của bệnh viện, cúi đầu và cảm ơn Thượng đế vì món quà. Không lâu sau đó, cuộc hôn nhân của vợ chồng ông rạn nứt. Ông sẵn sàng chấp nhận mọi yêu sách về tài sản để đổi lấy điều kiện duy nhất là có được quyền nuôi con.

Một mình gà trống nuôi con ông thấu được nỗi vất vả. Ông đưa con gái đến bệnh viện và rơi nước mắt vì lo lắng. "Chuyện gì đã xảy ra với con vậy cha?", người con hỏi.

Ông chỉ vội đáp: "Không sao cả, con sẽ khỏe lại thôi. Cha yêu con rất nhiều". Cô con gái bé nhỏ lấy bàn tay lau nước mắt cho cha và nói: "Con cũng yêu cha".

Người cha dành hàng tỷ đồng cho người giúp việc nhưng con gái chỉ nhận được đúng 3.000 đồng cùng lời nhắn chua xót: Số tiền này tương ứng với lòng hiếu thảo của con - Ảnh 1.

Ảnh: Internet

Tuy nhiên, càng lớn, với các mối quan hệ xã hội, người con gái ngày càng xa cách cha. Đến tuổi lập gia đình, con gái ông lấy một chàng trai ở thành phố bên cạnh. Bắt đầu từ đây tình cảm cha con dần chờ nên phai nhạt. Từ 4-5 cuộc điện thoại mỗi tuần rồi chỉ còn 1-2 cuộc gọi một tháng. Thậm chí có lần 3 tháng cô mới gọi điện thoại về cho cha. Từ nửa tháng về thăm cha một lần, rồi chỉ còn 3 tháng một lần thậm chí là nửa năm.

Dù chỉ cách một giờ lái xe nhưng dường như tình cảm cha con đã bị ngăn cách bởi hàng nghìn ngọn núi và dòng sông.

Theo năm tháng, người đàn ông cũng dần già yếu và mắc những căn bệnh tuổi già phải nhập viện. Trong khi những bệnh nhân khác được con cháu quây quần lúc đau yếu thì ông lại chỉ có một mình. "Tôi thực sự ghen tị với họ và cũng hi vọng một ngày nào đó con sẽ đến thăm nhưng chỉ được 2 lần và lần nào con cũng vội vã vì bận công việc".

Chỉ có một người con gái ông tưởng rằng mình sẽ được cô chăm sóc lúc đau yếu. Song thay vì chờ đợi sự bầu bạn và chăm sóc của con, điều ông nhận được chỉ là một người bảo mẫu được chính cô con gái thuê về.

Lúc hấp hối, ông đã phải thốt lên rằng cảm ơn con gái vì đã tìm cho ông một người bảo mẫu tốt. Chính vì lý do này đã khiến ông có quyết định không ai ngờ tới là dành tất cả tài sản của mình cho người bảo mẫu đã chăm sóc mình trong 3 tháng đau khổ nhất của cuộc đời. Còn người con chỉ nhận được 1 NDT cùng với lời nhắn:"Tài sản này tương xứng với lòng hiếu thảo của con".

Người kề vai sát cánh cuối cùng bên bạn chưa chắc là các con

Liang Jizhang, một người dẫn chương trình đã nổi tiếng của Trung Quốc từng nói với con trai của mình: "Mẹ sẽ không yêu cầu con phải nuôi mẹ hết đời và mẹ cũng không hỗ trợ con đến hết đời. Khi con đủ lớn để tự lập, trách nhiệm của mẹ sẽ kết thúc. Từ lúc đó, bất kể con đi xe buýt hay Mercedes, ăn gì hay trở thành người như thế nào là do con".

Tuy nhiên ngày nay bạn dễ dàng gặp được những trường hợp thế này: Sau khi con cái tốt nghiệp và đi làm, bố mẹ lại dùng tiền lương hưu để mua nhà và xe hơi cho chúng. Cho đến khi con cái kết hôn, bố mẹ lại trở thành những bảo mẫu chăm sóc cháu, dọn dẹp, nấu nướng giúp con mình.

Người cha dành hàng tỷ đồng cho người giúp việc nhưng con gái chỉ nhận được đúng 3.000 đồng cùng lời nhắn chua xót: Số tiền này tương ứng với lòng hiếu thảo của con - Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Nhà chính trị Zhao Puchu từng nói: Nhà của bố mẹ luôn luôn là nhà của con cái nhưng nhà của con sẽ không bao giờ là nhà của bố mẹ. Sinh và nuôi con là nghĩa vụ nhưng dựa vào con là sai lầm.

Con cái có thể là tất cả đối với cha mẹ nhưng cha mẹ không hẳn là tất cả đối với lũ trẻ. Nếu coi con là khúc ruột, con đau chắc chắn cha mẹ nào cũng đau. Song chưa chắc chúng sẽ đau khi bạn nằm viện. Điều này không có nghĩa làm chúng ta mất niềm tin vào cuộc sống.

Mỗi cha mẹ nên dạy con cách sống tự lập và bản thân cũng trở nên độc lập. Con cái rồi cũng sẽ có cuộc sống riêng với tổ ấm nhỏ của mình. Người sẽ kề vai sát cánh với bạn đến cuối đời chỉ có thể là người bạn đời.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày