Ngoài Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán còn có tên gọi này: Đoán ra được bạn cực thông thái đấy!

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ số 18:23 24/01/2025
Chia sẻ

Theo bạn, Tết Nguyên đán còn có tên là gì?

Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch. Theo phiên âm Hán - Việt thì "Tết" theo chữ Hán là tiết, "nguyên" là sự khởi đầu và "đán" là buổi sáng sớm. Do đó, theo âm Hán Việt là Tết Nguyên đán.

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với sự tích "Bánh chưng bánh giầy", một câu chuyện dân gian của người Việt ta. Trong đó, Tết Nguyên đán được có nguồn gốc từ thời Vua Hùng thứ 6. Sau này bánh chưng cũng là món ăn truyền thống của ngày Tết.

Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào nước ta vào khoảng thời gian 1.000 năm Bắc thuộc. Đến nay vẫn có nhiều luồng ý kiến và luôn là chủ đề gây tranh cãi.

Ngoài Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán còn có tên gọi này: Đoán ra được bạn cực thông thái đấy!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chúng ta vẫn thường hay gọi Tết Nguyên đán là Tết, hoặc một số tên khác như Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền. Tuy nhiên, Tết Nguyên đán còn có một tên gọi khác, có thể bạn chưa nghe qua, đó chính là: TẾT CẢ.

Thông tin trên Văn hoá & Phát triển: Theo các nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, Đỗ Văn Xuyền… sau lễ ăn thề, Lộc Tục về phía Nam núi Ngũ Lĩnh thành lập nước Xích Quỷ, xưng là Kinh Dương Vương. Từ khi xây dựng vùng đất mới, Ngài không khi nào không nhớ về quê hương núi Thái, sông Nguồn nên đã dạy dân duy trì phong tục thờ cúng tổ tiên ông bà bằng quy định cụ thể: mỗi gia đình đều phải có một bàn thờ là một bịch đắp bằng đất ở gian chính giữa giáp tường hậu (Bịch là vật dụng bằng đất, có thành, trong đựng thóc), trên bịch đất đặt bát hương và bài vị tổ tiên, ông bà.

Cứ mỗi độ xuân về, người người nên tổ chức Lễ - Hội thật tưng bừng, trước là để tưởng nhớ công đức tổ tiên ông bà, tỏ lòng thành kính đến các chư vị thần linh và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau cũng là dịp để thần dân cả nước nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, cùng hòa mình vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Từ đó, ngày Tết đầu năm trở thành lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt và được gọi là Tết Cả.

Với nguồn gốc và ý nghĩa như thế, nên Tết của người Việt luôn được tổ chức theo lịch âm (tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất). Do lịch âm có quy luật 3 năm nhuận một tháng, nên ngày đầu năm của Tết luôn nằm trong khoảng từ ngày 21/01 đến ngày 19/02 Dương lịch. Tháng đó gọi là tháng Dần hay tháng Giêng.

Với người Việt Nam, Tết Nguyên đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa… Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.

Tết Nguyên đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời,... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày "làm mới", ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp. Đây cũng là dịp đoàn viên của mọi gia đình.

Tổng hợp

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày