Kpop fan chắc hẳn vẫn còn nhớ trong debut showcase tại Nhật của SNSD vào ngày 25/8 vừa qua, 80% số lượng khán giả có mặt đều là nữ, từ các xì-tin cho đến các cô tầm tuổi 30. Một số fan cuồng còn diện cả trang phục giống hệt đồ diễn của thần tượng. Tương tự với trường hợp fan của 4Minute, KARA và Brown Eyed Girls.
Các công ty quản lý cũng thú nhận rằng dù mục tiêu của họ là chinh phục thị trường fan nam thì hơn nửa số lượng fan của các girlgroup này lại là fan nữ trẻ tuổi. Trái lại, ở Hàn Quốc, các girlgroup thường xuyên được các fan nam mến mộ, cả các fanboy tuổi teen đến các fan chú bác trong độ tuổi 50. Vậy những lý do nào dẫn đến hiện tượng này?
Khác biệt về hình ảnh |
AKB48 và Morning Musume hiện được coi là đại diện điển hình cho trào lưu girlgroup Nhật. Diện trang phục váy công chúa diêm dúa, các thành viên ca hát và thực hiện các động tác vũ đạo chủ yếu chỉ sử dụng tay và chân, kèm theo gương mặt tươi cười rạng rỡ. Trong khi đó, hình ảnh girlgroup Hàn dường như lại năng động, ấn tượng hơn với trang phục đồng bộ bó sát, khoe bo-đì mỏng dính và sử dụng toàn cơ thể để thực hiện các động tác vũ đạo.
Kim Youngmin của SM Entertainment cho biết: “Các fangirl Nhật Bản đã chán các girlgroup với hình tượng mong manh, yếu đuối, muốn được phái mạnh bảo vệ. Có vẻ như các fangirl này đã lấy các girlgroup Hàn mạnh mẽ làm hình mẫu lý tưởng.”
Tài năng vượt trội |
Lấp chỗ trống của các boygroup |
Mới đây, bảng xếp hạng danh tiếng Oricon đã đưa ra ý kiến rằng các fangirl tuổi teen và trong độ tuổi 20 tại Nhật chuyển sang ủng hộ girlgroup Kpop vì sự thiếu vắng boygroup. Sự thật là các boygroup như DBSK, Big Bang và SHINee mới là tác nhân lôi kéo các fangirl này mê mệt Kpop. Cũng chính vì lý do này mà các công ty quản lý luôn tập trung vào thị trường boygroup hơn thị trường girlgroup. Shin Sunghee của Sony Music Entertainment giải thích: “Dù thế nào thì họ (các công ty) không hứng thú với các girlgroup. Vì thế sự đình đám của các girlgroup Kpop vào thời điểm hiện tại đã khiến tất cả đều phải bất ngờ.”