Chắc hẳn, không có nhóm nhạc thần tượng hay nghệ sỹ solo nào nghĩ đến việc phát hành một single mà không có MV kèm theo. Bởi nếu không có MV, thì fan sẽ chờ đợi điều gì, kênh YouTube của công ty giải trí sẽ đăng tải những gì và lấy gì để giới Kpop phê bình, mổ xẻ?
Trên thực tế, đa số công ty không thu được lợi nhuận từ MV
Nhận định này có vẻ bất hợp lý, nhưng điều cốt lõi ở Kpop hiện nay là MV càng "đắt" và phức tạp thì càng thu hút. Trở lại năm 2011, khi
KARA thông báo rằng chi phí cho MV
Step của nhóm lên đến 100 triệu Won (~ 1,9 tỉ VNĐ), rất nhiều người đã phải tròn mắt vì kinh ngạc. Nhưng sau đó, lúc
4Minute tiết lộ MV
Volume Up "trị giá" 132.538 USD (~ 2,8 tỉ VNĐ) thì khán giả thậm chí đã không dám nghĩ đến con số mà những nhóm nhạc như
SNSD đầu tư cho MV của mình.
MV "Volume Up" của 4Minute "trị giá" 132.538 USD (~ 2,8 tỉ VNĐ)
Vậy, các công ty giải trí có thực sự hy vọng rằng doanh số bán ra của một single có thể bù đắp được chi phí đầu tư cho MV đó? Theo báo cáo hồi đầu năm nay, cách kiếm tiền thông qua việc bán single của các dịch vụ thuê bao âm nhạc hằng tháng phổ biến nhất tại Hàn hiện nay đang có những thay đổi đáng kể: chỉ khoảng 30 Won (~ 500 VNĐ) cho một ca khúc.
Chủ tịch Lee Soo Man cho biết, thậm chí với một công ty được đánh giá là "chiếc hộp MV" như SM, thì 1 triệu lượt tải cũng không đủ để trang trải chi phí cho một MV. Do đó, doanh số bán online dù có cao đến mức "chọc trời" cũng không thu được nhiều lợi nhuận hơn doanh số thực tế.
Nhưng đó không phải là vấn đề mà khán giả quan tâm. Cho nên, chúng ta sẽ đề cập đến mối quan hệ mong manh giữa Kpop và hình tượng của Kpop. Việc xem xét và lựa chọn cẩn thận concept sẽ được thể hiện rõ qua MV.
Tuy nhiên, những concept này không phải lúc nào cũng tuân theo hình tượng đại diện mà nghệ sỹ đề ra lúc đầu. Ví dụ, vẻ táo bạo trong ảnh teaser của
SHINee hoàn toàn không ăn nhập gì với chủ đề thám tử của MV
Sherlock phát hành sau đó.
EXO và T-ara là minh chứng thuyết phục cho tác dụng của MV
Nói đến teaser, EXO là bằng chứng hùng hồn cho sức mạnh của video. Các phương tiện truyền thông cũng như khán giả đã bình luận rất nhiều suốt quá trình EXO ra mắt, vì mỗi teaser chính là yếu tố tối quan trọng để gây nên sự hồi hộp và thu hút chú ý của công chúng.
Trong trường hợp của EXO, phương pháp này có lợi nhiều hơn hại, bởi qua những teaser được thực hiện công phu và đa dạng, họ đã đạt được mục đích của mình, đó là khiến khán giả tò mò. Giả sử fan mua cả hai phiên bản tiếng Hàn và tiếng Trung của album, thì cơ hội đền bù chi phí cho teaser sẽ được nâng lên nhiều lần.
T-ara có lẽ là nữ hoàng của MV với một danh sách dài vô tận của
những teaser, phiên bản điện ảnh, Dance, "Robot Dance", Zombie, tiếng Nhật....
Một ca khúc phù hợp cho tất cả mọi người, đó là lợi thế chung của những nhóm nhạc nhiều thành viên. Fan yêu thích điện ảnh có thể hài lòng với phiên bản dài đến 15 phút, còn những ai không đủ kiên nhẫn có thể thưởng thức phiên bản bình thường hoặc Dance. Điều quan trọng nhất là phải thường xuyên tung ra sản phẩm để giữ chân khán giả.
Thành công của một ca khúc phụ thuộc rất lớn vào MV
Thành công của
Gangnam Style có một nửa là nhờ MV, chính MV đã khiến ca khúc trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Ngoài ra, một số MV khác như
Cleansing Cream của
Brown Eyed Girls, hay
In Heaven của
JYJ cũng tạo nên sự khác biệt khi tập trung vào việc truyền tải một câu chuyện và tăng cường phát hành single. Theo một cách nào đó, một MV hay có thể bảo đảm cho ca khúc được khán giả nhớ đến và có cảm nhận tốt đẹp về nó.
MV "The Boys" - SNSD
Trên đây là một số lý do chứng minh MV là điều cần thiết, còn bạn nghĩ sao? Bạn có nghĩ rằng có thể phát hành một single mà không cần MV không?