Mụn mọc ở nhiều vùng trên cơ thể, đừng chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu bệnh

Đoan Trang, Theo Trí Thức Trẻ 21:06 03/07/2017
Chia sẻ

Mỗi vị trí mọc mụn đều phát sinh từ nguyên nhân khác nhau nên cũng có cách chữa trị khác nhau bạn nhé.

Trán

Mụn mọc ở nhiều vùng trên cơ thể, đừng chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu bệnh - Ảnh 1.

Các vấn đề về tiêu hóa và căng thẳng thường là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn trứng cá trên trán. Để giải độc cơ thể hiệu quả thì bạn hãy hạn chế các thức uống chứa caffein và uống nhiều nước. Đặc biệt phải ngủ ít nhất 7 giờ một đêm và áp dụng chế độ ăn uống cân bằng nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh nón, nón bảo hiểm thường xuyên để tránh vi khuẩn, bụi bặm bám lên trán và gây mụn.

2 bên má

Mụn mọc ở nhiều vùng trên cơ thể, đừng chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu bệnh - Ảnh 2.

Hai bên má mọc mụn có thể là do ảnh hưởng từ hệ hô hấp kém. Sống trong môi trường nhiều khói xe, bụi bẩn là nguyên nhân chính gây mụn trên má. Do đó, mỗi khi đi ra đường, bạn cần mang khẩu trang và sau khi đi ngoài đường về thì phải làm sạch mặt để giảm tác hại của ô nhiễm khiến mụn phát sinh.

Ngoài ra, bạn cũng phải vệ sinh thường xuyên các vật dụng hay tiếp xúc với phần má như điện thoại di động, gối ngủ, khăn mặt, khẩu trang... Có như vậy mới hạn chế vi khuẩn tấn công và giảm mụn hiệu quả.

Khu vực chữ T

Mụn mọc ở nhiều vùng trên cơ thể, đừng chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu bệnh - Ảnh 3.

Khu vực chữ T được tính từ giữa lông mày xuống mũi. Vùng này mọc mụn thường do mất cân bằng tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm gây ra. Trong trường hợp này các chuyên gia khuyên bạn nên giảm tiêu thụ sữa, thịt đỏ và thức ăn nhanh. Ngược lại bạn nên ăn nhiều rau xanh để cải thiện làn da tốt hơn.

Ngoài ra, mụn trứng cá trên mũi đặc biệt có liên quan đến gan và thận. Lúc này nếu bạn chú ý cắt giảm thức ăn cay nóng cũng giúp ích khá nhiều trong việc giảm mụn.

Cằm

Mụn mọc ở nhiều vùng trên cơ thể, đừng chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu bệnh - Ảnh 4.

Mụn nổi ngay cằm là biểu hiện cho thấy cơ thể đang bị mất cân bằng hormone. Bạn hãy áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn xen kẽ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Ngoài ra, uống trà bạc hà và bổ sung thực phẩm giàu omega-3 cũng là lựa chọn tốt để kích thích cân bằng hormone và giảm mụn.

Lưng, cánh tay và đùi

Mụn mọc ở nhiều vùng trên cơ thể, đừng chủ quan vì có thể đó là dấu hiệu bệnh - Ảnh 5.

Sự thay đổi nội tiết tố thường là nguyên nhân gốc rễ gây mụn ở khu vực này. Hơn nữa, quần áo thấm mồ hôi cọ xát vào da cũng gây kích ứng và sinh mụn. Trong trường hợp này bạn nên lưu ý giảm mang ba lô, túi mang chéo để da không bị ma sát. Đồng thời, bạn cũng nên chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi, tránh những trang phục quá chật và bó sát gây bí hơi, đổ nhiều mồ hôi sẽ sinh mụn nhiều hơn.

Ngoài ra, mụn phát sinh đôi khi còn do sữa tắm, kem dưỡng, xà phòng giặt, kem chống nắng... gây ra. Do đó, thử đổi sang các sản phẩm mới xem tình hình có cải thiện hơn không bạn nhé.

Nguồn: Reader’s digest

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày