Một phụ nữ 47 tuổi qua đời vì xuất huyết não, hung thủ hóa ra là 1 bát canh: 2 loại canh hại thận, gây ung thư cần tránh!

Mỹ Diệu, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 21:22 29/11/2024
Chia sẻ

2 giờ sáng, người phụ nữ bị đau đầu kèm chóng mặt, nôn mửa, được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng vẫn không may qua đời.

Vào lúc 2 giờ sáng ngày Chủ nhật, một phụ nữ 47 tuổi được đưa đến bệnh viện, người này bị đau đầu đột ngột mà không rõ nguyên nhân cách đây hai giờ, cơn đau lan xuống cổ. Bà còn kèm theo chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa, đứng không vững và tình trạng không thể thuyên giảm sau khi đã nghỉ ngơi.

Khi gia đình đưa bà đến bệnh viện, người ta phát hiện huyết áp của bà là 260/140mmHg. Kết quả chụp CT đầu cho thấy xuất huyết tiểu não, lượng máu chảy khoảng 15ml. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu nhưng người phụ nữ không may đã qua đời.

Sau khi trao đổi với gia đình, bác sĩ được biết người phụ nữ có tiền sử cao huyết áp và không dùng thuốc hạ huyết áp thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Đồng thời, người phụ nữ này còn có một thói quen rất không tốt cho sức khỏe, đó là thích uống canh hầm bổ.

Người nhà buồn bã những cũng bối rối: Việc uống canh hầm bổ và xuất huyết não có liên quan gì?

2 loại canh hại thận, gây ung thư cần tránh!

- Canh hầm bổ

“Một bát canh mỗi ngày tốt hơn một toa thuốc tốt”. Những năm gần đây, uống canh đã trở thành một mẹo bảo vệ sức khỏe của nhiều người. Hầm một nồi canh bổ mất 3-4 tiếng mới nấu xong, có mùi thơm đậm đà, ngon miệng chắc chắn là bổ ngang thuốc tiên. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi bạn uống nó đúng cách.

Thực tế, các loại canh hầm bổ chỉ có một số vitamin B, axit amin và peptide nhỏ. Dù nấu bao lâu, hàm lượng protein trong canh chỉ bằng 5% thịt, và hầu hết chất dinh dưỡng vẫn còn trong bã súp (phần cái).

Một phụ nữ 47 tuổi qua đời vì xuất huyết não, hung thủ hóa ra là 1 bát canh: 2 loại canh hại thận, gây ung thư cần tránh!- Ảnh 1.

Một số người đã làm thí nghiệm trước đó. Sau khi nấu súp với các thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá trong vài giờ, màu súp chuyển sang màu trắng đục nhưng tỷ lệ hòa tan protein chỉ đạt 6-15%. Điều này có nghĩa là hơn 85% protein vẫn còn trong nguyên liệu hầm canh và chất dinh dưỡng trong canh sẽ không tăng lên khi thời gian nấu tăng lên.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là canh hầm bổ chứa lượng purine cao, đặc biệt nếu nguyên liệu hầm bao gồm nội tạng động vật. Uống quá nhiều, quá thường xuyên loại canh này sẽ dẫn đến cơ thể hấp thụ quá nhiều purine, từ đó làm tăng purin trong cơ thể, dễ sinh ra axit uric, gây bệnh gút, sỏi và suy thận.

Ngoài ra, hàm lượng muối trong canh hầm bổ cũng rất đáng lo. Hàm lượng muối trong bát canh có thể lên tới 2g, lượng muối khuyến nghị mỗi ngày cho một người chỉ là 5g. Nếu bạn chỉ uống một bát canh trong một bữa ăn rồi ăn thêm một ít rau, lượng muối nạp vào của bạn sẽ vượt quá tiêu chuẩn chỉ trong vài phút!

Do đó, uống canh hầm bổ trong thời gian dài không chỉ làm tăng cân mà còn làm tăng độ nhớt của máu, tăng gánh nặng cho tim mạch, thậm chí gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

- Canh để qua đêm

Nhiều người muốn tiết kiệm sẽ tiếp tục uống phần canh còn sót lại từ tối hôm trước. Tuy nhiên, canh để qua đêm không phải là điều tốt và có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Ví dụ, nếu hâm nóng canh rau qua đêm nhiều lần thì phần lớn chất dinh dưỡng đã bị mất đi. Đặc biệt, rau xanh qua đêm sẽ sản sinh ra nhiều nitrit hơn. Thường xuyên ăn súp rau qua đêm có thể dễ dàng dẫn đến hấp thụ quá nhiều nitrit, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Một phụ nữ 47 tuổi qua đời vì xuất huyết não, hung thủ hóa ra là 1 bát canh: 2 loại canh hại thận, gây ung thư cần tránh!- Ảnh 2.

Một ví dụ khác là canh cá hoặc canh hải sản qua đêm. Sau một đêm, một lượng lớn sản phẩm thoái hóa protein sẽ được tạo ra trong canh, chất này dễ gây tổn hại đến chức năng gan, thận.

Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày